Sự tiếp chạm lên cơ thể với mục đích điều chỉnh hoặc hỗ trợ thực hiện tư thế luôn là chủ đề gây tranh cãi trong thế giới yoga ngày nay. Khi nào nên điều chỉnh? Có cần điều chỉnh không? Liệu việc điều chỉnh có thêm hoặc giảm trải nghiệm trên thảm của học viên không?

Đồng nghiệp của tôi Travis Pollen và tôi đã theo dõi cuộc trò chuyện này khá lâu rồi. (Là một ứng cử viên tiến sĩ khoa học phục hồi chức năng và yogi có nghiên cứu tập trung vào các chấn thương, Travis rất quan tâm đến chủ đề này như tôi.)

Phần lớn sự trao đổi về việc điều chỉnh đang diễn ra hiện nay trong thế giới yoga đều xoay quanh  các vấn đề về sự đồng thuận và tình trạng chấn thương. Chúng ta biết ơn vì những phương diện trọng yếu liên quan đến điều chỉnh trong yoga đã nhận được sự quan tâm và phản ánh từ cộng đồng yoga.

Tuy nhiên, một khía cạnh khác của chủ đề này mà chúng tôi nhận thấy chưa được chú trọng đó là cơ chế sinh học của các điều chỉnh yoga. Ví dụ, trong một bối cảnh mà khi ở đó rõ ràng có sự đồng ý chỉnh sửa,  thì bằng cách nào những điều chỉnh có thể giúp ích hoặc gây hại cho cơ thể học viên?

Để tạo điêu kiện một cuộc thảo luận sâu sắc về khía cạnh cơ học hơn của điều chỉnh yoga, chúng tôi đã yêu cầu một vài giáo viên yoga có ảnh hưởng chia sẻ quan điểm cá nhân của họ về điều chỉnh yoga (trong bối cảnh đã có được sự đồng ý). Chúng tôi đã chủ đích chọn một nhóm giáo viên với tiểu sử đa dạng với mong muốn rằng phản hồi của họ sẽ đại diện cho các quan điểm tổng thể đầy đủ về điều chỉnh yoga.

Chúng tôi rất biết ơn các giáo viên yoga đáng kính đã chia sẻ quan điểm của họ với chúng tôi cho dự án này: Dianne Bondy (Accessible Yoga), Judith Hanson Lasater (Yoga phục hồi), Cecily Milne (Yoga Detour), David Robson (Ashtanga Yoga) và Yogi Zain  (Iyengar Yoga).

1. THẦY/ CÔ ĐỊNH NGHĨA THẾ NÀO LÀ ĐIỀU CHỈNH TƯ THẾ YOGA?

Yogi Zain

DAVID ROBSON: Bất cứ điều gì liên quan đến tiếp chạm nhằm tăng cường hoặc hỗ trợ một asana hoặc vinyasa

YOGI ZAIN: Khi người hướng dẫn đặt tay hoặc các bộ phận cơ thể khác của họ và / hoặc một dụng cụ nào đó lên cơ thể của học viên với ý định giúp học viên đó trong một tư thế hoặc một chuyển động.

CECILY MILNE: Tôi xem các điều chỉnh như bất kỳ ý định dùng cơ thể của tôi như một công cụ hoặc động lực trực tiếp tác động lên cơ thể ai đó hướng họ vào một chuyện đổng hoặc một tư thế cụ thể.

DIANNE BONDY: Tôi không sử dụng từ “điều chỉnh” cho việc hỗ trợ tư thế bằng tay. Khi tôi hỗ trợ học viên –  không phải sửa chữa họ cũng không phải điều chỉnh họ – mà là giúp học tìm cách riêng của họ, tôi cho rằng chỉ có chuyên gia vật lý trị liệu hoặc chỉnh hình mới có khả năng điều chỉnh tư thế người khác.  Còn khi tôi cân nhắc hỗ trợ học viên trên cơ thể vật lý của họ, tôi sẽ chạm vào họ.

JUDITH HANSON LASATER: Việc điều chỉnh cơ thể vật lý là một vũ điệu giữa hai con người – người hành động và người nhận. Nếu tôi quyết định tiếp chạm lên cơ thể, đó là vì tôi muốn mang lại cho người đó một cách thực hiện tư thế mới, họặc gửi cho họ thông tin mới có thể giúp họ tận hưởng tư thế hơn – thay vì ý định là tôi đang chỉnh sửa tư thế cuả họ hoặc áp đặt ý tưởng của riêng tôi về một hình dáng cứng nhắc nào đó lên cơ thể của họ.

2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐIỀU CHỈNH TRONG YOGA LÀ GÌ? NHỮNG LỢI ÍCH MANG LẠI LÀ GÌ VÀ BẰNG CÁCH NÀO ĐỂ ĐIỀU CHỈNH CÓ ÍCH?

YOGI ZAIN: Những điều chỉnh trong yoga là để giúp học viên hiểu và có được nhận biết trong thực hành. Chúng không phải là cách giáo viên áp đặt ý muốn của họ lên học viên. Một sự tiếp chạm lên cơ thể vật lý từ giáo viên có thể mang tới một thông tin mới giúp học viên nội cảm nhận tốt hơn – là cảm nhận cơ thể của họ ở đâu trong không gian và các bộ phận cơ thể tương quan với các bộ phận khác thế nào. Hoặc thậm chí là để giúp một học viên biết cách tăng cường làm việc ở nơi họ ít nỗ lực, hoặc làm việc ít đi ở nơi đã có quá nhiều sự căng cứng. Giao tiếp xúc giác có thể là một lựa chọn hiệu quả cao khi các hướng dẫn bằng lời và việc làm mẫu tư thế không đạt được mục đích và kết quả có được không như mong muốn. 

Một cảm giác tiếp chạm giữa người với người cũng có thể mang lại kết nối và cảm giác chữa lành. Đặc biệt khi người nhận điều chỉnh tư thế đang bị chấn thương, mà hầu như mọi người đều gặp phải tình trạng này ít nhiều.  Tuy vậy, đây thuộc về một không gian trao đổi thân mật, bất kì sự điều chỉnh tư thế nào đều cần phải thực  hiện với ý định trong sáng và sự chăm sóc tận tâm.

DAVID ROBSON: Trong Ashtanga, hầu hết các điều chỉnh tư thế của chúng tôi là để giúp người tập đáp ứng được một số điều kiện của một tư thế.  Ví dụ, giúp ai đó nâng chân và đưa cằm chạm cẳng chân trong Utthitahasta Padangusthasana (tư thế duỗi tay chạm ngón chân), hoặc hai tay nắm lấy nhau trong Marichyasana C (ngồi xoắn), hoặc hỗ trợ một học sinh ngã sau. Tất cả những ví dụ này là để giúp học viên đạt được yêu cầu của vinyasa/ asana trong hệ thống Ashtanga. Khi các điều chỉnh tư thế được áp dụng một cách thông minh và nhất quán, chúng sẽ hỗ trợ học viên một cách an toàn và thúc đẩy sự tiến bộ của họ

JUDITH HANSON LASATER: Tôi muốn huấn luyện mọi người nhìn vào học sinh bằng đôi mắt dịu dàng và tiếp nhận người đó ngay giây phút đó và từ trực giác của họ, hay xem xét sự tự tin, sự nhật biết rồi hãy chọn thời điểm và cách thức gửi thông tin đến học viên, để có thể bảo vệ họ và giúp họ thêm tận hưởng hoặc cho phép họ vững vàng hơn, tự do hơn, và hạnh phúc hơn vào ngay khoảnh khắc đó. Khi tôi chạm vào ai đó, tôi mong muốn chạm với sự khiêm nhường và lòng tôn kinh sâu sắc

Vì vậy, với tôi, đó không phải là một danh sách những gì bạn cần làm – đó có phải là những gì bạn nhìn nhận? Có rất nhiều điều quan trọng trong việc dạy yoga,  và một trong những điều quan trọng nhất là nuôi dưỡng khả năng quan sát của chúng ta. Làm thế nào để một người thể hiện điều này? Và điều gì có thể giúp cho trải nghiệm của họ an toàn, vững vàng, cởi mở , thỏa mãn, hân hoan hơn,giảm bớt và ngăn ngừa sự đau đớn, chấn thương trong tương lai bởi vì họ thực hiện theo các quy luật vận động cơ bản? Do đó, tôi nghĩ rằng đây là một kỹ năng nên đặt trên tất cả những điều chỉnh tư thế.  Nếu bạn không nhìn thấy được điều này, bạn chỉ đang đi theo lối mòn.

DIANNE BONDY: Hỗ trợ học viên có thể giúp họ kết nối cơ thể trong lúc thực hiện asana miễn sao những sự trợ giúp đó có ý thức và được cân nhắc kĩ lưỡng. Giáo viên hỗ trợ có thể giúp hướng học viên thực hiện được một hình dáng an toàn hơn hoặc một cách thức thực hiện phù hợp hơn cho một tư thế  hoặc giúp họ hài lòng với tư thế đó trong cơ thể đó của họ.  Nó có thể là một công cụ cho sự tự khám phá trong thực hành.

CECILY MILNE: Đây là câu hỏi tôi luôn tự hỏi mình – có mục đích nào không, hay liệu mục đích đó đã chuyển biến thành các kiểu kỳ vọng và nghĩa vụ? Liệu điều chỉnh tư thế có cần thiết không? Liệu những lợi ích tiềm năng này có thực sự mang lại lợi ích? Nếu chúng ta sử dụng các điều chỉnh để giúp học viên đi sâu hơn vào các tư thế, liệu việc này có thực sự giúp ích họ xét về lâu dài không? Có bao nhiêu học viên phải chịu đựng sự chỉnh sửa tư thế không phải vì họ muốn vậy mà vì họ đã được dạy để phục tùng thầy cô, những người được cho rằng có ở họ có sự quan tâm chân thành dành cho học viên?

Cecily Milne

Tôi nghĩ rằng nhiều học viên khao khát điều chỉnh tư thế không chỉ để họ có thể đi sâu hơn hoặc tuân theo mong muốn của thầy cô, mà còn để bản thân họ, những con người, cần sự tương tác với những người khác. Đây là một trong những nhu cầu thuộc về bản năng con người, một nhu cầu mà nhiều người trong chúng ta không được đáp ứng trong cuộc sống hàng ngày.

Nhưng song song đó, phần lớn giáo viên yoga không được cấp phép để thực hiện các liệu pháp bằng tay. Phần lớn các khóa học điều chỉnh tư thế chúng ta có được là từ các giáo viên yoga khác, chứ không phải từ các chuyên gia trị liệu bằng tay. Vì vậy, tuy việc tiếp chạm bằng tay có thể có chủ đích rất tốt, làm sao chúng ta có thể tin chắc rằng những sự tiếp chạm này để lại ảnh hưởng đúng như chủ đích của chúng? Có rất nhiều yếu tố cần xem xét ở đây- năng lực thể chất cá nhân, lịch sử chấn thương, những trải nghiệmcá nhân về sự đụng chạm, lý do lần đầu tham gia lớp tập có thể không liên quan gì đến việc được điều chỉnh, v.v. – và tôi nghĩ rằng câu hỏi quan trọng nhất cần đặt ra là: Tại sao tôi lại áp dụng cách điều chỉnh này, và liệu tôi có thể đạt được mục đích với cách thức nào khác không?

3. CÓ THỂ LOẠI ĐIỀU CHỈNH KHÁC NHAU KHÔNG? NẾU CÓ, CHÚNG LÀ GÌ?

YOGI ZAIN: Vâng, về cơ bản có hai: điều chỉnh tốt và xấu. Tôi không biết về các danh mục chính thức, nhưng tôi nghĩ có một số điều chỉnh có thể giúp điều chỉnh tư thế của học viên đạt được hình thức mong muốn hoặc hoàn thành tư thế đó . Vì vậy, sử dụng một số cách điều chỉnh bằng tay để giúp sắp xếp cơ thể học viên và tạo ra một hình dáng nhất định. Sau đó, có những điều chỉnh nhằm hỗ trợ học viên duy trì tư thế lâu hơn hoặc thoải mái hơn. Một ví dụ là giúp học viên giữ thăng bằng bằng tay với việc hỗ trợ họ bằng cách giữ hông ngoài của họ trong tư thế.

David Robson

Cũng có những điều chỉnh giúp học viên đi sâu hơn vào tư thế. Có thể hình dung một ví dụ điều chỉnh các tư thế xoắn người hoặc ngồi gập người bằng cách tạo thêm áp lực lên học viên để mang lại một tác động mạnh mẽ hơn của tư thế. Và cũng có những điều chỉnh được thực hiện mà học viên đó không thể tự đạt được nếu không nhận điều chỉnh.

Một ví dụ cơ bản vừa nảy ra trong đầu tôi là việc điều chỉnh xương bả vai trong tư thế đứng bằng vai. Với sự trợ giúp của giáo viên, hai bả vai có thể tách ra tốt hơn giúp học viên có thêm sự hỗ trợ ở đầu vai, nâng ngực và không bị sụp ở sau cổ.

DAVID ROBSON: Tôi chia điều chỉnh tư thế thành 3 loại: điều kiện, chỉnh sửa và tăng cường.

“Điều chỉnh theo điều kiện” là một kiểu điều chỉnh nhằm giúp học viên đáp ứng các yêu cầu cơ bản của asana. Ví dụ, kiểu này sẽ bao gồm việc giúp học viên nắm tay ở phía sau (bind), ngã lưng về sau (drop back), cuộn lùi người (Chakrasana), nâng và giữ tư thế đứng bằng đầu Sirsasana, v.v. Các điều kiện được đề ra thông qua truyền thống giảng dạy của  Ashtanga Yoga, gọi là Parampara. Trong Ashtanga, kiểu điều chỉnh này được chỉ dẫn là một phần thuộc hệ thống cấu trúc dạy rất chặt chẽ.

“Điều chỉnh chỉnh sửa” là những hành động và chuyển động thuộc về giải phẫu học có liên quan đến từng tư thế hoặc một vinyasa.  Hầu hết các điều chỉnh này được quyết định dựa trên ý kiến / kiến thức của từng giáo viên. Ví dụ,  trong những tư thế gập người chân dạng rộng như Prasaritapadottanasana, tôi thường chỉ dẫn học viên giữ một độ ngã hông sau vừa phải khi di chuyển thân trên vào và ra khỏi thế. Tôi duy trì một độ nghiêng nhẹ về phía sau hông khi di chuyển thân mình vào và ra khỏi tư thế. Tôi sẽ sẽ điều chỉnh cơ thể (bằng cách giữ hông và đưa họ vào chuyển động ngã hông về sau)  để dạy họ cách giữ hông ngã sau. Tôi làm điều này bởi vì tôi tin rằng nó an toàn hơn cơ gân kheo và lưng dưới, và giữ cho đùi, cơ lõi làm nhiệm vụ hỗ trợ của chúng trong chuyển động.  Đây là một quan điểm về giải phẫu của tôi. Hệ thống vinyasa không dạy điều này và sẽ không xem đây là một yêu cầu của một tư thế/ một vinyasa.

“Điều chỉnh tăng cường” chỉ thực hiện khi các yêu cầu cơ bản của một tư thế đã được đáp ứng và học viên sẽ được điều chỉnh cơ thể sâu hơn, hoặc đi xa hơn vào tư thế. Lấy ví dụ về việc tạo áp lực lên lưng học viên trong tư thế Pascimattanasana (ngồi gập lưng), hoặc giúp học viên vươn bàn tay xa  hơn về phía chân trong tư thế Tiriang Mukhottanasana ( ngồi gập duỗi lưng sâu). Một số điều chỉnh này được chỉ dẫn theo truyền thống, và một số do giáo viên quyết định. Điều chỉnh tăng cường một cách tăng dần lực căng từ tư thế. Khi thực hiện đúng, những điều chỉnh này sẽ thúc đẩy sự phát triển của học viên trong tư thế.

Tôi áp dụng các kiểu điều chỉnh theo thứ tự “điều chỉnh theo điều kiện”, “điều chỉnh chỉnh sửa” và “điều chỉnh tăng cường”. Ưu tiên hàng đầu là họ viên đáp ứng các yêu cầu cơ bảncủa tư thế, tuân theo trình tự chuỗi và nhận trợ giúp khi cần để thực hiện các asana. Tiếp theo là xem làm thế nào tôi có thể giúp họ bằng cách truyền lại các kỹ thuật  nhằm tinh chỉnh cách họ thực hiện tư thế. Khi một học viên có thể đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một tư thế và họ thực hiện đúng,  tôi có thể giúp họ bắt đầu đi sâu hơn một chút vào tư thế bằng một sự điều chỉnh. Nhưng hầu như mọi điều chỉnh đều bắt đầu bằng một câu hỏi ngắn để kiểm tra nhanh: “Bạn có ổn không?”

CECILY MILNE: Tôi phân biệt giữa “điều chỉnh” và “hỗ trợ”. Và khi tôi điều chỉnh, tôi sử dụng cơ thể của mình để tạo ra hình dáng cơ thể bạn. Tôi áp đặt một lực mạnh nhất định để tạo điều kiện cho một kết quả mà tôi đang mong đợi – việc này có thể từ việc đẩy chiếc hông của bạn về sau trong tư thế chó cúi, điều chỉnh chiếc hông của bạn cho ngang trong tư thế tam giác xoắn hoặc giúp bạn nắm tay với nhau trongn tư thế ngồi xoắn (và giờ tôi không còn thực hiện những điều này nữa)

Trong khi đó, hỗ trợ diễn ra khi tôi sử dụng cơ thể của mình để khuyến khích cơ thể bạn làm điều gì đó cho chính nó. Thay vì áp lực lên bạn, tôi để cho cơ thể bạn tự tạo dựng nỗ lực. Hãy tưởng tượng bạn ngồi trên sàn vươn cánh tay qua khỏi đầu. Để vươn cao hơn, tôi có thể đứng sau lưng bạn với đôi bàn tay của tôi chạm thoáng lên các đầu ngón tay của bạn. Bằng cách yêu cầu bạn “tìm lấy bàn tay của tôi”, cánh tay của bạn có thể duỗi trọn vẹn hơn, tìm đến phạm vi chuyển động gập tối đa ở cánh tay với một cách thức khác hẳn với việc tôi nắm lấy cánh tay bạn kéo hướng trần nhà.

Tuy cả hai cách trên đều thể hiện ý định của giáo viên (hướng trải nghiệm của học viên về phạm vi chuyển động qua khỏi đầu), chúng khác nhau ở việc ai là nhân vật chính ở đây. Với  hỗ trợ, chính người tập luyện tạo ra chuyển động, trong khi với điều chỉnh, chuyển động xảy đến với người tập.

Điều chỉnh trong yoga mang tính cảm hứng, dựa trên những ý định hướng ngoại. Hỗ trợ trong yoga mang tính giáo dục, bắt nguồn từ nhu cầu của mỗi cá nhân.

4. TRONG NHỮNG TÌNH HUỐNG NÀO THẦY/ CÔ NGHĨ ĐIỀU CHỈNH TƯ THẾ YOGA CÓ THỂ GÂY HAI CHO HỌC VIÊN? CÓ NHỮNG CÁCH NÀO ĐỂ GIẢM NHẸ RỦI RO?

YOGI ZAIN: Tất cả các ví dụ về các điều chỉnh tốt mà tôi đã đề cập ở trên đều có thể có tác động xấu. Căn chỉnh cơ thể học viên với sự điều chỉnh bằng tay có thể khiến học sinh vượt qua ngưỡng hoặc khả năng của họ trong việc giữ vững tư thế. Về mặt tinh thần, họ có thể cảm thấy hình dáng cơ thể trước đó họ vừa thực hiện không đáng để thử. Họ có thể nhầm lẫn việc phấn đấu đạt được một hình dáng thẳng hàng hoặc một mục tiêu cuối cùng là sự đối nghịch với toàn bộ quá trình trải nghiệm.

Chuyện giữa học viên thăng bằng trên tay cũng có thể gây nguy hiểm cho giáo viên vì học viên có thể nhanh chóng đá một chân lên rồi đá luôn vào mặt thầy/ cô (câu chuyện có thật đấy). Tạo thêm áp lực lên học viên trong các cư thế xoắn hoặc gập người có thể giúp họ vào tư thế sâu một cách bị động, và việc này cũng có thể làm cơ bắp và dây chằng duỗi quá mức, đè nén đĩa đệm cột sống quá sức, cuối cùng dẫn đến chấn thương.

Cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro theo kinh nghiệm của tôi là trao đổi cởi mởi và liên tục nhận phản hồi từ học viên cho càng nhiều điều chỉnh càng tốt. Mỗi lần là một trải nghiệm khác nhau, ngay cả khi học viên đã nhận được điều chỉnh tương tự trước đó. Học viên cần phải có cảm nhận rõ ràng hoặc một kết quả tích cực từ điều chỉnh nhận được.

DAVID ROBSON: Các điều chỉnh có thể gây thương tích nếu cơ thể học viên nhận quá nhiều tác động lực. Có ít nhất ba cách để giảm thiểu các loại rủi ro này: (1) biết học viên và biết được khả năng của họ.(2) hiểu được sự căn chỉnh thẳng hàng thuộc về giải phẫu của mỗi điều chỉnh và (3) nhận biết được tình trạng sức khỏe tổng thể của học viên trong thời điểm điều chỉnh.

DIANNE BONDY: Nếu học sinh bị chấn thương mà bạn không biết hoặc bạn tự ý điều chỉnh dựa trên cái tôi của sự hiểu biết vượt trội về cơ thể của một ai đó, điều này thật sự nguy hiểm.  Đôi khi, việc hỗ trợ / điều chỉnh tư thế cũng dựa trên quan niệm thuộc trường phái đó về một hình dáng chuẩn của một tư thế, và rất ít quan tâm đến những gì cơ thể học viên có thể làm. Ngoài ra, ý muốn giáo viên thúc đẩy học viên đi sâu hơn trong tư thế cũng có vấn đề.  Điều quan trọng là chúng ta nên trao quyền tự chủ cho học viên về cơ thể và việc luyện tập của họ và chúng ta làm điều đó bằng sự giao tiếp cởi mở.

Dianne Bondy

JUDITH HANSON LASATER: Tôi sẽ nói với bạn một cách dứt khoát rằng tôi sẽ không bao giờ thực hiện một sự điều chỉnh nào để đẩy ai đó vào sâu hơn trong một tư thế. Đây không phải là việc của tôi. Bởi nếu tôi đẩy bạn sâu hơn vào tư thế, đó thật ra là cơ thể và bản ngã của tôi đang khiến bạn đi nhanh hơn chính bạn muốn. Bởi điều giá trị ở một tư thế chính là sự kháng cự. Sự kháng cự này đang nói với bạn điều gì đó. Và nó có thể nói với bạn rằng “hiện giờ đủ cho tôi rồi”. Hoặc tôi thực sự níu giữ điều gì đó ngay lúc này. Hoặc tôi cần thực sự chú ý đến nơi này trên cơ thể của tôi ngay bây giờ.

“Yoga không phải là việc bạn chạm được ngón chân. Yoga chính là điều bạn học được khi đang cố chạm xuống nơi đó”- JUDITH HANSON LASATER

Nếu tôi cố gắng đẩy bạn sâu hơn, tôi sẽ có được những bài học từ bạn. Vì vậy, những gì tôi có thể muốn làm là sử dụng lời nói nhiều hơn sự xúc chạm để mời bạn đi chậm lại, đi đúng đường và độ sâu phù hợp với bạn ngay lúc này.  Mời bạn tiến sâu hơn vào một tư thế sâu rất khác so với việc tôi thúc đẩy bạn vào sâu một tư thế sâu vốn có thể làm bạn chấn thương và cản trở toàn bộ những gì bạn học được . Yoga không phải là việc bạn chạm được ngón chân. Yoga chính là điều bạn học được khi đang cố chạm xuống nơi đó. Và việc  cho phép cơ thể khám phá và đánh thức sự thông minh của nó bao giờ cũng thỏa mãn, và bạn cũng có thể tiến ta hơn mà không cần phải quyết liệt, không cần thúc ép. Không thúc ép, nhưng mời gọi bạn – nếu bạn để mình được chọn – bởi vì tôi không mách bảo bạn phải di chuyển bao xa. Tôi không quyết định trước bạn phải di chuyển bao xa. Tôi chỉ mời gọi bạn khám phá khả năng khác của sự việc.

Tôi là một nhà giáo dục. Tôi muốn tạo ra một môi trường khuyến khích bạn tìm hiểu thêm về bản thân. Giới hạn tự nhiên của bạn là gì, khả năng của bạn là gì, nơi đâu diễn ra sự kháng cự cần có cho bạn. Đấy mới chính là công việc của tôi:  sử dụng sự kháng cự đó để tạo ra sự nhận biết để từ đó bạn đưa ra một quyết định tỉnh thức.

CECILY  MILNE: Các điều chỉnh sẽ gây hại khi chúng vượt ngưỡng hệ thần kinh của người tập.  Nói cách khác, nếu tôi quyết định đè lên người bạn trong tư thế gập người để bạn có thể đi sâu hơn trong tư thế, tôi đã bác bỏ thực tế là cơ thể bạn đã dừng lại ở một điểm nào đó vì một nguyên do nào đó. Việc thúc đẩy bạn vào tư thế gập về trước phớt lờ lý do vì sao hệ thần kinh của bạn không nghĩ rằng việc bạn tự đi sâu hơn là an toàn.  Sự căng cứng ở đó là có một  lý do – và thường thì lý do đó là một phản ứng thần kinh, là lý do phức tạp hơn nhiều so với  tình trạng cơ gân kheo cứng đầu. Nếu tôi muốn giúp bạn tìm đi sâu trong tư thế gập người, tôi trước tiên sẽ để bạn cảm thấy an toàn. Rồi tôi để cho bạn thở. Rồi tôi sẽ bảo đảm mọi sự tương tác tôi có với bạn (dù xúc chạm hay không) không tạo ra bất cứ phản ứng căng thẳng nào.  Đó là cách duy nhất để khiến cơ thể bạn thực sự hồi đáp với với sự linh hoạt hơn (hoặc sâu hơn) – và tôi không phải là tác nhân của việc này. Đó là công việc của hệ thần kinh của bạn.

5. BẰNG CÁCH NÀO MÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH TƯ THẾ BẰNG TAY ƯU VIỆT VÀ THUA KÉM  HƠN HƯỚNG DẪN BẰNG LỜI?

YOGI ZAIN: Điều chỉnh bằng tay cho phép học viên qui thuận và tin tưởng người thầy của họ, một nguồn bên ngoài, để hỗ trợ họ luyện tập. Giáo viên càng hiểu biết và có kinh nghiệm, họ càng có khả năng (ít nhất là về lý thuyết) hỗ trợ học viên bằng tay. Vì lý do tương tự, điều chỉnh bằng tay cũng có thể thua kém hơn. Nếu một học viên bắt đầu liên tục để trực giác của họ phụ thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm của giáo viên, họ sẽ đánh mất khả năng tự tổ chức và tự điều chỉnh bản thân. Do đó, theo kinh nghiệm của tôi và ý kiến cá nhân của tôi trong giảng dạy, chúng ta không thể xem nhẹ kĩ năng chỉ dẫn bằng lời nhạy bén và thực hiện mẫu tư thế một cách chắc chắn.

Yogi Zain

DAVID ROBSON: Tôi luôn chuộng cách chỉ dẫn học viên bằng lời thay vì việc điều chỉnh bằng tay. Trong Ashtanga, chúng ta luôn nỗ lực hướng tới sự độc lập trong thực hành, và các điều chỉnh hầu như luôn là sự bù đắp cho một học viên không thể tự mình làm điều gì đó. Nếu chúng ta có thể mô tả một tư thế, thực hiện tư thế hoặc chuyển động cho học viên thấy, và họ có thể làm theo, thì việc điều chỉnh là không cần thiết.   Khi học viên không thể thực hiện các yêu cầu cơ bản của một tư thế hoặc vinyasa, giáo viên cần dùng tay giúp họ. Còn trong bối cảnh của việc thực hiện vinyasa như thực hành thiền động, thì việc điều chỉnh cơ thể đôi khi hiệu quả hơn chỉ dẫn bằng lời, vì việc này cho phép học viên giữ được dòng chảy của bài tập. Mỗi điều chỉnh cho mỗi học viên đều có điểm riêng.

DIANNE BONDY: Tôi nghĩ rằng việc điều chỉnh bằng tay có thể cản trở học viên tự xem xét cách thực hiện tư thế. Học viên thật ra hiểu nhu cầu cơ thể của chính họ hơn là giáo viên. Tùy vào cách điều chỉnh, đôi khi việc này tước đi quyền tự chủ và sự tự tin của học viên và thay vào đó là thái độ “thầy đây biết tuốt”. Tôi ưa thích hướng dẫn bằng lời và thường yêu cầu học viên của mình tự khám phá việc tập luyện và cơ thể của họ trong các tư thế yoga. 

CECILY MILNE:  TIếp chạm qua bàn tay có thể có ích khi học viên gặp khó khăn trong việc kết nối với một số nơi trên cơ thể họ.  Ví dụ, tôi bắt gặp nhiều học viên chật vật để di chuyển và cố định xương bả vai. Các cơ xung quanh xương bả vai như cơ thoi, cơ thang, cơ xoay vai v.v. rất khò xác định đối với nhiều người, điều này có nghĩa là sự kết nối giữa não bộ và các cơ này rất mờ nhạt. Sử dụng  chỉ dẫn bằng lời nói có thể thất bại trong những trường hợp này vì ngay cả khi ai đó biết bạn đang yêu cầu họ làm gì, bộ não của họ đơn giản là không thể kết nối  – tình trạng quá yên ắng. Để thiết lập lại kết nối đó, tôi có thể chạm nhẹ vào khu vực đó bằng đầu ngón tay hoặc đặt lòng bàn tay lên xương bả vai để đưa ra một gợi ý xúc giác khi ai đó nhắm đến chuyển động đẩy xương bả vai lên. Khi làm như vậy, tôi không điều chỉnh cơ thể của họ; Tôi liên lạc với bộ não của họ.

6. NHỮNG KIẾN THỨC / KỸ NĂNG NÀO ĐƯỢC YÊU CẦU CHO MỘT GIÁO VIÊN YOGA ĐỂ ĐƯỢC CHẤT LƯỢNG ĐỂ THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH?

DAVID ROBSON: Trong Ashtanga, một giáo viên cần phải có khả năng thực hiện (hoặc đã thực hiện) những tư thế mà họ đang dạy học viên. Nói cách khác, họ cần phải tập luyện. Họ cần hiểu giải phẫu cơ bản cơ sở của việc điều chỉnh. Giáo viên cần có một sự hiểu biết tốt về sự tiếp chạm và chỉ dẩn chuyển động tại khớp, cũng như cảm nhận tốt về tình trạng căng và những giới hạn ở học viên họ đang hỗ trợ.

JUDITH HANSON LASATER: Bạn cần có một sự thực hành vững chắc của riêng bạn. Và bạn thực sự cần phải biết giải phẫu và vận động học. Nếu bạn sẽ yêu cầu cơ thể của ai đó làm một việc gì, tốt hơn hết bạn nên hiểu biết cơ bản về cấu trúc cơ thể người, về khả năng và những giới hạn thông thường của nó, và những chuyển động nào được cho là khỏe mạnh hoặc không. Giống như việc bạn chuẩn bị dạy ai đấy chơi đàn piano, bạn phải biết chơi piano trước đó. Bạn phải biết các phím đen làm gì và phím trắng làm gì. Cơ thể vốn rất thông minh, vì vậy bạn không cần phải can thiệp – bạn chỉ cần tăng cường trí thông minh tự nhiên này thôi.

DIANNE BONDY: Cần rất nhiều kinh nghiệm giảng dạy và đứng lớp, sự đồng cảm với các học viên của bạn về những trải nghiệm hiện hữu bên trong cơ thể của họ, cũng như kiến thức tốt về asana và giải phẫu học. Tôi nghĩ rằng bạn cần một kết nối sâu sắc với thực hành cá nhân của bạn để có thể hỗ trợ hoặc điều chỉnh người khác với bất kỳ loại kỹ năng. Tôi nhận thấy rằng thực hành asana cá nhân của tôi cho phép tôi nhận thức rõ hơn về mọi cảm nhận trong cơ thể của tôi. Và tôi có thể mang lại những hiểu biết sâu sắc về những gì hiệu quả trên cơ thể tôi và cơ hội để bạn khám phá điều tương tự trên cơ thể của bạn. 

CECILY MILNE: Tôi tin rằng điều này phụ thuộc vào nơi bạn dạy – các quy tắc có thể khác nhau giữa các nước. Ở Canada, tôi chưa bao giờ nghe rằng để điều chỉnh tư thế, giáo viên cần phải có những bằng cấp đặc biệt. Và hãy so sánh với hàng trăm – nếu không phải hàng ngàn – giờ đào tạo cho các nhà trị liệu xoa bóp, trị liệu thần kinh cột sống, vật lý trị liệu và nắn xương để cung cấp liệu pháp thực hành bằng tay được cấp phép, chưa kể đến các kỳ thi bắt buộc và chương trình đào tạo tiếp tục, cùng với các tiêu chuẩn cao về đạo đức và trách nhiệm khi nói đến qui tắc hành xử chuyên nghiệp.

Trong thế giới yoga, tôi thấy rất nhiều cách tiếp cận mới lạ đối với các thao tác trên cơ thể thường trông giống như sự pha trộn của Iyengar, yoga trên không và massage Thái. Họ tạo ra những bức ảnh đẹp trên Instagram và thu hút mọi người tham gia các hội thảo chỉ dạy chỉnh sửa. Những hội thảo này thật tuyệt vời khi chúng ta biết được những cách mới để khám phá sự tiếp chạm và có thể thú vị hơn rất nhiều so với các khóa đào tạo khác chỉ tập trung nhiều vào giải phẫu và sinh lý học. Kết quả là, chúng ta đơn giản hóa quá mức cách cơ thể con người thực sự hoạt động. Nếu không có các tiêu chuẩn bắt buộc trong thế giới yoga cho các khóa đào tạo về giải phẫu, sinh lý và thao tác thực hành bằng tay (trên và ngoài những đề xuất của Liên minh Yoga), các chấn thương và hiểu lầm sẽ tiếp tục lan tràn.

7. TRONG KHÓA ĐÀO TẠO HLV YOGA ĐẦU TIÊN CỦA MÌNH, THẦY/ CÔ CÓ ĐƯỢC DẠY VỀ ĐIỀU CHỈNH TƯ THẾ? NẾU CÓ, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC NÀY LÀ GÌ? QUAN ĐIỂM VỀ ĐIỀU CHỈNH TƯ THẾ CỦA THẦY/ CÔ CÓ THAY ĐỔI KỂ TỪ KHÓA HỌC ĐẦU TIÊN NÀY KHÔNG?

DAVID ROBSON: Tôi bắt đầu tập yoga vào năm 1998 và bắt đầu giảng dạy vào khoảng năm 2000. Tôi chưa bao giờ tham gia khóa đào tạo HLV Yoga ở phương Tây. VIệc giảng dạy được ủy quyền của tôi là từ sự tập luyện với thầy của tôi ở Ấn độ.  Sau năm chuyến đi đầu tiên của tôi đến để luyện tập với Sharath Jois, thầy nói với tôi rằng tôi đã sẵn sàng để dạy người khác. Trước khi dạy Ashtanga truyền thống, tôi đã dạy một lớp vinyasa dựa trên Ashtanga. Trong những năm đó tôi dần dần tích lũy kinh nghiệm trong việc đưa ra một số điều chỉnh. Nhưng mãi  cho đến khi tôi được ủy quyền chính thức và bắt đầu dạy Mysore truyền thống, tôi mới thực sự bắt đầu nghiên cứu và trau dồi kỹ thuật điều chỉnh học viên. Về cơ bản, tôi chỉ mới bắt đầu điều chỉnh tư thế mà tôi đã nhận được, và thấy thầy tôi đã điều chỉnh, ở Mysore.

David Robson

JUDITH HANSON LASATER :Tôi đã dạy yoga hơn 48 năm. Tôi chưa từng tham gia bất kì khóa đào tạo HLV nào vì cũng chưa có khóa nào mở ra khi tôi bắt đầu dạy. Tôi bắt đầu tập luyện với B.K.S Iyengar và học được rất nhiều từ việc quan sát thầy và hiểu được những gì ông ấy nhìn thấy. Ban đầu, tôi chỉ làm theo những gì B.K.S làm và giống như học vẹt hơn. Tôi nghĩ rằng lúc đó tôi đang chỉnh sửa tư thế, và tôi gọi tên “chỉnh sửa”. GIờ đây tôi không dung từ đó nữa. Giờ đây tôi không nghĩ là tôi có thể chỉnh sửa bạn. Bạn không có gì sai cả. Bạn trọn vẹn, một con người hoàn hảo được Thượng đế tạo nên. Tư thế của bạn có thể thiết chút định hình, nhưng việc điều chỉnh hoặc sửa bạn khác với việc đưa bạn vào tư thế. Giờ đây tôi nói những lời như “tôi có thể cho bạn them thông tin không?” hoặc “Nếu mang cánh tay ra phía sau them một chút nữa, bạn cảm thấy thế nào? Bạn nghĩ sao?”

CECILY MILNE: Có, nhưng tôi được khuyên hạn chế điều chỉnh tối thiểu. Những người thầy đầu tiên của tôi là Ron Reid và Diane Bruni. Một trong những người ảnh hưởng lớn đến Ron là Chuck Miller, và Ron cũng đã truyền lại cho tôi những chỉnh sửa tư thế do Chuck giảng dạy khi thầy hỏi tôi “Bằng cách nào nào để làm ít nhất có thể mà đạt được hiệu quả tối đa?” Ví dụ khi nhìn thấy một học viên có gì đó không vững chắc trong tư thế tam giác, thì bàn tay của mình phản ứng thế nào để có thể giúp họ? Điều tôi yêu thích cách tiếp cận này là nó không đặt giáo viên vào vai người sửa lỗi. Nó đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ kĩ lưỡng hơn về việc tiếp chạm sao cho hiệu quả, và nó không khiến học viên phụ thuộc vào giáo viên khi thực hiện tư thế. Tôi cho rằng đây là điểm quân bình  hiệu quả giữa giáo viên và học viên.

Diane trong khi đó lại dạy tôi ý nghĩa của sự tiếp chạm yêu thương. Cô chú trọng vào sử dụng điểu chỉnh như là cách thức giúp học viên thư giãn trong savasana và những tư thế họ có thể nghỉ ngơi. Là một chuyên gia trị liệu shiatsu, cô hiểu và có thể truyền tải những thao tác bằng tay hiệu quả có thể phù hợp để dạy nhóm đông người. Một trong những mẹo ưa thích của tôi có được từ Diane là đặt long bàn tay lên cẳng chân của học viên khi họ đang ở savasana, một điều gì đó gần như không xâm lấn vẫn có thể tác động hiệu quả giúp họ chìm sâu vào trạng thái thư giãn. Khoảnh khác chúng ta có thể kết nối thông qua sự tiếp chạm theo một cách giúp học viên điều hòa chậm thật sự rất hữu ích.

YOGI ZAIN: Có, trong YTT đầu tiên của tôi, chúng tôi đã thực hiện các điều chỉnh tư thế vào tuần học thứ ba hoặc tư. Việc này quá nhanh theo ý kiến của tôi, nhưng thời điểm lúc đó khác. Chúng tôi hầu như không biết về sự chấp thuận rõ ràng và có vẻ hợp lý khi chúng tôi đứng gần học viên và kiểu như để cho họ biết chúng tôi chuẩn bị điều chỉnh tư thế của họ, và nếu vì lý do nào đó họ không thấy ổn, họ có thể nói chung tôi dừng lại. Tôi nhớ là có sự chú trọng  (và do đó cũng thêm hoang mang cho bộ não giáo viên vừa chớm nở của tôi) về việc điều chỉnh so với hỗ trợ, mặc dù cả hai hành động đều tác động lên cơ thể và thực hiện bằng tay. 

Rất nhiều điều tôi học được trong YTT đầu tiên của mình chỉ đơn thuần là sự tiếp chạm “cảm nhận tốt” hoặc những điều chỉnh thẳng hàng chỉnh sửa “nửa hông”  được truyền từ một giáo viên nào đó trong một lớp tập nào đó mà họ rất thích rồi lại diễn giải ra và truyền lại cho chúng tôi. Cũng giống như một chương trình đào tạo, mọi thứ tôi học được sau đó là về hiệu quả và ít hơn về hiệu suất. Tuy tôi có vẻ chỉ trích khóa đào tạo đầu tiên của mình, tôi đã học rất nhiều điều quan trọng mà tôi vẫn xem trọng đến ngày hôm nay. Dù rằng tôi có cảm thấy là tôi đã đánh một vòng chữ U quay đầu một lần, hai lần và thậm chí nhiều lần về quan điểm của tôi kể từ khóa học đầu tiên này. Theo nhiều cách, nó là một sự phát triển không ngừng của việc học, học bỏ đi cái cũ và học lại.

DIANNE BONDY: Khóa đào tạo 200 giờ đầu tiên của tôi phần lớn khuyến khích hướng dẫn bằng lời. Các khóa đào tạo nâng cao sau đó mang lại nhiều hiểu biết về hỗ trợ học viên bằng tay với điều kiện có sự chấp thuận. Tôi luôn cẩn trọng để hạn chế điều chỉnh bằng tay và hướng dẫn bằng lời để trao quyền cho học viên. Trong môi trường hiện tại chúng ta đang sống, chúng ta nên hết sức cẩn thận và cân nhắc kĩ khi hỗ trợ học viên bằng tay. Tôi đã được dạy là luôn phải ưu tiên chỉ dẫn  bằng lời thay vì bằng cơ thể.

8. THẦY/ CÔ CÓ ĐIỀU CHỈNH TƯ THẾ CHO HỌC VIÊN TRONG LỚP CỦA MÌNH(GIẢ ĐỊNH RẰNG ĐÃ CÓ CHẤP THUẬN TỪ HỌC VIÊN) VÌ SAO CÓ HOẶC KHÔNG?

DAVID ROBSON: Tôi có điều chỉnh học viên của mình. Như tôi đã đề cập trước đây, đây là một phần của bối cảnh và việc biết trước trong thực hành Mysore truyền thống. Học viên khi đến tập đều biết trước là họ sẽ được điều chỉnh. Nhưng thực tế những trải nghiệm tuyệt vời nhất về điều chỉnh của tôi là nhìn thấy học viên tập luyện đến một thời điểm họ không cần điều chỉnh nữa. Chứng kiến sự phát triển này ợ học viên là một trong những điều tuyệt vời nhất tôi đã làm. 

CECILY MILNE: Tôi hiếm khi thực hiện các điều chỉnh trong lớp của mình và thay vào đó tập trung vào hỗ trợ nhiều hơn – sử dụng xúc chạm để giao tiếp với não bộ của ai đó. Việc đó có thể  là mang lại gợi ý về xúc giác trong chuyển động rút xương bả vai lại.  Những học viên của tôi không còn mong đợi tôi đưa họ sâu hơn hoặc duỗi dài cơ thể của họ hơn nữa – họ đến lớp để tự làm việc với bản thân.

Judith Hanson Lasater

DIANNE BONDY: Chỉ thỉnh thoảng khi tôi cảm thấy một học viên có nguy cơ tự làm hại mình và chỉ sau khi tôi  đã trợ giúp bằng việc làm mẫu tư thế và bằng lời.  Tôi thích nhìn thấy một học viên tự tìm ra cách của họ.

YOGI ZAIN: Tôi nhớ mình đã điều chỉnh học viên rất nhiều khi mới bắt công việc dạy yoga của mình. Tôi cho là tôi đã nhiệt tình chia sẻ những gì tôi đã nhận được và tôi đã cảm thấy tuyệt như thế nào, đặc biệt khi tôi đang hỗ trợ trong một lớp của thầy cố vấn của tôi. Thầy tôi đã thông báo rất rõ ràng về tôi với nhóm học viên và tôi đã hỗ trợ họ với tất cả nỗ lực và ý định tốt đẹp.  Sau đó, trong các lớp của tôi, có một vài học viên mà tôi nghĩ sẽ có lợi hơn cho họ nếu họ tự học từ thực tiễn. Kể từ đó, tôi đã cho mình không gian tránh xa thói quen điều chỉnh tư thế. Không phải vì sợ hãi hay lo lắng về việc chạm vào cơ thể, mà vì trải nghiệm thú vị tôi có được khi tôi thử thách kĩ năng hướng dẫn bằng lời và làm mẫu tư thế của mình.  Trong khóa đào tạo Iyengar Yoga,  tôi được học chỉ sử dụng điều chỉnh tư thế khi thật sự cần.  Và tôi cũng nhận thấy hầu hết học viên không có nhu cầu được điều chỉnh.

Tôi nghĩ chúng ta phải biết một điều quan trọng là việc điều chỉnh ai đó có thể mang họ ra khỏi cơ thể của họ thay vì dẫn họ vào bên trong.  Tôi đã nhận ra rằng những gì tôi yêu thích và cảm nhận từ các giáo viên đã điều chỉnh tôi (đôi khi khá mạnh và sâu và gần như không có sự chấp thuận từ tôi) có thể không mang lại cảm giác tương tự cho những người khác.  Tôi thích có sẵn một bộ công cụ kiến thức về cách thức và thời điểm điều chỉnh học viên nhưng tôi cũng thích việc không phản ứng tức thì để sửa chửa, điều chỉnh và căn chỉnh học viên. Tôi cho rằng điều này tạo điều kiện cho họ có mặt hơn với cơ thể trực giác của họ thay vì phụ thuộc vào giáo viên.

Việc này lại khác khi tôi dạy ngoài nước Mỹ. Ở nhiều văn hóa, việc được chạm và vấn đề chấp thuận và tiếp xúc cơ thể không quá quan trọng như ở Mỹ.  Thực tế là tôi có một kỷ niệm vui khi dạy ở Brazil: tôi nhớ là mình bị than phiền vào thời điểm giữa của hội thảo hai ngày rằng tôi đã không chạm vào bất kì học viên nào.  Tôi đã ngạc nhiên và bối rối vì sự phản hồi này. Người tổ chức phải nhắc khéo tôi rằng tôi đang ở cùng với người Brazil, những con người với văn hóa yêu thích sự tiếp chạm, kể cả trong yoga hoặc trong ngôn ngữ cơ thể và giao tiếp.  Và điều này cũng tương tự có những văn hóa khác. Những cuộc trao đổi về điều chỉnh tư thế này không hiện diện trong các cộng đồng yoga các nơi trên thế giới nơi tôi đã dạy . Điều này cũng mở ra một nghiên cứu nhân học thú vị khác để xem xét cách những người ở những văn hóa khác nhau sẽ trải nghiệm chấp nhận và đề cao điều chỉnh tư thế như thế nào.

Nguồn_ jennirawlingsblog

Dịch_Yogavietnam