Thực hành quản chế cơn giận để tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với công thức 6 Bước làm lại rèn phản ứng có ý thức của tác giả Lama Surya Das.

Sau nhiều lần thử và sai, tác giả đã đúc kết được cách thức rèn luyện ý thức bản thân để quản trị, điều chỉnh những cảm xúc mạnh mẽ; nó giúp tác giả trở thành một người tốt hơn và kiên nhẫn hơn. Ông rõ ràng thấy việc mạng lại không gian cho tâm trí, tạo điều kiện sự phản hồi có ý thức và chủ tâm tốt- ngược lại với sự phản ứng mù quáng thường gây ra những hành động đáng tiếc –đã giúp cho cuộc sống của ông trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều, thoát khỏi những hậu quả tệ hại ngoài ý muốn.

Công thức Sáu bước làm lại cho sự hồi đáp có ý thức

Nhận biết, nhớ lại, đặt hoàn cảnh ngược lại, ngưng lại, phục hồi, và hồi đáp. Việc thực hành 6 bước  phản hồi này mang tính tự do, làm mới sự tỉnh thức của bản than,  giúp chúng ta thư giãn và buông bỏ, giải tỏa được những tiêu cực chất chứa bấy lâu vốn là kết quả của lối sống hiện đại và hỗn loạn. Làm được 6 bước này, chúng ta sẽ không  trượt ngã vào những cái bẫy trả đũa cho sự giận dữ và tổn hại mà chúng ta hứng chịu, thường gây ra những hành động đáng tiếc và những kết quả không mong muốn.

Nhận biết

Bình tĩnh nhận biết những nguyên nhân tác động khơi  nguồn cơn giận hoặc những phản ứng mang tính trả đũa. Những thứ như sự gièm pha, những lời nói khó nghe, những câu buộc tội không căn cứ và sự phản bội, sự đối xử bất công dễ dàng khiến chúng ta muốn trả đũa. Hãy dừng lại một giây, dù ngắn ngủi, chỉ để thở và giữ bình tĩnh.

Nhớ lại

Với sự tỉnh thức, hãy nhớ lại những tổn hại và tổn thương từ việc đáp trả hận thù bằng hận thù, cơn giận bằng cơn giận, gây hại cho người khác.   Phật dạy rằng hận thù không thể giải quyết bằng hận thù. Hận thù chỉ được xoa dịu bằng tình thương. Hãy ghi nhớ những điều tốt đẹp khi chúng ta thực tập kiên nhẫn, khoan dung và chấp nhận nghiệp lực và những hậu quả của nó. Trong bước thứ hai này, hãy tìm cho mình những điểm dừng mà ở đó không ai có thể can thiệp hoặc tác động đến chúng ta.  Cứ thong thả dừng lại, tạo khoảng trống giữa hai cột móc, cột móc chúng ta bị tác động và cột móc chúng ta bắt đầu. Dừng lại, nhớ lại và suy nghĩ thấu đáo.  Nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh đó, đếm từ 1 đến 10 rồi ngược lại. Duy trì hơi thở nhịp nhàng. Thở, thả lỏng, nghỉ ngơi và mỉm cười.

Đặt hoàn cảnh ngược lại

Đặt lại hoàn cảnh và nhìn nhận sự việc ở một góc độ khác, bắt đầu nuôi dưỡng những cảm xúc của tâm từ bi, chân thành cho những ai gây tổn thương bạn. Chúng ta biết rằng những ai có những lời nói, hành động, thái độ gây tổn hại, là những người đang gieo hạt giống của sự đau khổ, của nghiệp xấu ở chính họ, chứ không phải ở chúng ta. Đây chính là lúc họ cần đến lòng từ bi và sự tử tế. Bạn có thể thực hành một bước xa hơn, đó là tập nhìn nhận đối phương gây tổn hại hoặc những lời nói chỉ trích như những người thầy, người cùng phía giúp chúng ta phát triển đức tính kiên nhẫn và khả năng vượt qua những hành vi thói quen vô thức. Hãy thử suy ngẫm về điều này:

Ắt hẳn phải có lý do gì đó để TÔI phải nhận cái nghiệp này, như một món nợ hoặc một bài học nào đó để tôi tìm hiểu về nó và trở nên tỉnh táo, ý thức hơn để không bị nhấn chìm vào những điều tệ hại hơn.

Ngưng lại

Từ bỏ thói quen phản xạ có điều kiện và thói quen đáp trả bốc đồng, thiếu suy nghĩ. Hãy chấp nhận những cảm xúc tự nhiên và những sự thôi thúc không yên khởi lên trong chúng ta, đừng đè nén hoặc nuôi chúng lớn. Cứ để chúng vậy mà không có bất kì hành động nào, cứ nhìn vào chúng, quan sát chúng khởi lên và tan biến đi. Chúng không phải là những thứ bên ngoài trói buộc chúng ta, chỉ là do chúng ta tự bám chấp rồi tự ngáng đường mình.

Tua lại sự kiện

Đây là cách chúng ta hướng phản ứng của chúng ta đến sự tỉnh thức. Chúng ta cho phép mình tua lại trong đầu toàn bộ tình huống đồng thời không cho phép nó tác động đến bản thân, thử suy ngẫm nó sẽ như thế nào trong vài ngày tới, vài tháng và vài năm tới. Trong quá trình suy ngẫm đó, chúng ta ý thức từ bỏ tất cả những lối hành xử theo thói quen. Hãy luôn nhớ tới điều quan trọng nhất, thực hành vững tin và uyển chuyển với tinh thần và giá trị đó.

Đáp lại

Hãy chọn lựa những suy nghĩ, những lời nói và cách ứng xử thông minh và ý thức, hãy làm chủ tình huống thay vì phản ứng vô thức với tình huống. Với ý thức này, chúng ta biết có những tình huống chúng ta không cần hành động, có những tình huống đòi hỏi chúng ta đáp lại với sự bình tĩnh. Sau cùng, bài thực hành này giúp bạn đưa ra những quyết định khéo léo và sáng tạo dựa trên ý thức và trải nghiệm của các bạn. Đôi khi chúng ta cần hành động, đôi khi chúng ta cần bảo vệ chính bản thân mình.

Khi chúng ta lớn lên, chúng ta học cách hàn gắn sự chia rẽ, xung đột giữa cái tôi và những cái khác. Theo đó, chúng ta có thể thay đổi toàn bộ cục diện của từ những cuộc chiến nội tâm cùng những thăng trầm của cuộc sống– đến cách chúng ta tự tồn tại. Theo đó mọi thứ sẽ tự duy trì một cách tự nhiên như một dòng chảy.Nếu chúng ta thực hành Sáu Điều Rèn về Quản trị cơn giận và đáp lại có ý thức trong những tình huống dầu sôi, chúng ta giờ có thể dừng, thở, và tự nhiên để cơn giận, nỗi sợ tự đến rồi đi, nhường lại cho yên bình và niềm vui ở lại. Phương cách thực hành này có giá trị chữa lành và chuyển hóa tuyệt vời. Nó giúp bạn cứ lững lơ ở đó giữa cơn giận của chính mình rồi vượt qua nó, thay vì đè nén hay từ chối nó. Để rồi bạn có thể thấy, nghe, cảm nhận và thấu hiểu tốt hơn những tác động của cơn giận, của sự thù ghét hoặc của bất kì năng lượng cảm xúc tiêu cực nào.

Nguồn_ Yoga Journal

Dịch_ Yogavietnam