Kiến thức cơ bản về mạc

Mạc như một tấm vải sinh học, một mạng lưới mô kết nối với nhau, có chức năng giữ cơ thể chúng ta thành một khối. Mạng lưới collagen này chứa chất lỏng và chất xơ được tạo thành từ một “ma trận ngoài tế bào”, được sản sinh bên trong tế bào mô liên kết và sau đó được đẩy ra trong không gian giữa các tế bào. Ma trận kết cấu sợi-gel vẫn là một phần trực tiếp của môi trường trong từng tế bào, tương tự như cách cellulose giúp cung cấp cấu trúc cho các tế bào thực vật. (Hãy nhớ rằng, chúng ta giống như một cái cây hơn là một cỗ máy.)

Bản đồ cơ thể con người The Anatomy Trains cho thấy lớp mạc cơ. Bản đồ này vẽ 12 kênh mạch mạc cơ của toàn bộ cơ thể rất rõ ở các lớp cắt. Trong khi hầu hết các sách giáo khoa giải phẫu thể hiện các lớp cơ không có lớp mạc, bản đồ The Anatomy Trains minh họa chức năng sâu hơn của mạc, – như các đường kết nối dọc cơ , nơi nhận biết được sự căng, cảm nhận cơ thể, bao lấy mạng lưới thần kinh cơ, làm nhiệm vụ giữ cho bộ xương của bạn có hình dạng,  điều hướng chuyển động và liên kết với các thói quen tư thế.  Hiểu được các đường này hoạt động như thế nào có thể giúp bạn hiểu biết sâu hơn về cơ thể học để thực hành yoga của bạn. Chẳng hạn, trong tư thế Chó cúi, bạn đang trải dài toàn bộ các mặt trước của đường nối – các đường màu xanh lá cây – từ đỉnh ngón chân của bạn lên đến hai bên cổ của bạn ở phía sau hộp sọ của bạn. Bạn cũng đang thử thách cả bốn đường cánh tay. Khi bạn đạt được sự cân bằng đúng trong tư thế này, bạn có thể đồng thời cảm nhận được sự căng, sự dễ chịu, sự vững chắc, nỗ lực thông qua lưới mạc của mình.

Chức năng của Mạc

Mạng lưới mạc mềm mại này có mặt ở tất cả các tế bào cơ thể bao gồm một sợi dây thừng to từ những thớ sợi cấu thành từ collagen, bao gồm reticulin (loại protein làm chất cấu thành chính của sợi lưới) và elastin (là một loại Protein, tìm thấy trong các mô liên kết, có tính đàn hồi, giúp các mô trong cơ thể quay trở lại trạng thái ban đầu sau khi bị co giãn). Các sợi này chạy khắp nơi trên cơ thể, có mặt tập trung một số nơi như gân và sụn, và thưa hơn ở những nơi như ngực hoặc tuyến tụy.

Một nửa còn lại của mạng lưới mạc như một lưới gel từ các chất nhầy khác nhau. Cơ bản các tế bào kết dính với nhau từ những chất lỏng, nhìn chung là khá loãng tùy thuộc vào từng nơi trên cơ thể và cả vào tình trạng của những nơi đó.

Tất cả mọi thứ được tuần hoàn trong cơ thể đều phải đi qua những mạng lưới sợi và chất nhầy này. Nhìn chung các sợi càng dày, thì chất nhầy càng ít, dẫn đến ít phân tử được cho phép đi qua mạng lưới mạc. Điều này có nghĩa là một đầu của cơ thể được nuôi dưỡng, một đầu khác đang bị lãng quên. Yoga có tác dụng duỗi và làm mềm mại mạng lưới sợi này, tiếp nước cho mạng lưới gel, làm cho chúng thẩm thấu hơn.

Công trình nghiên cứu mới cho thấy mạng lưới protein chạy dọc màng từng tế bào và kết nối cả hai phương diện của mạng lưới mô liên kết nối xuyên từ bộ khung tế bào đến nhân tế bào. Điều này có nghĩa rằng khi bạn đang thực hiện những bài tập căng duỗi trong yoga, thực chất bạn đang căng duỗi các DNA của các tế bào của bạn và thay đổi cách chúng thể hiện. Vì vậy môi trường cơ học chung quanh các tế bào của bạn có thể thay đổi cách hoạt động của gene.

Chúng ta đều biết môi trường hóa học (như hóc môn, chế độ ăn uống, chỉ số căng thẳng, vv) có thể làm được điều này, nhưng những sự kết nối mới này giải thích một số thay đổi sâu sắc hơn chúng ta có thể nhận biết khi bắt đầu luyện tập thường xuyên.

Nói thêm về môi trường cơ học: tế bào không bao giờ có thể sâu hơn các mao dẫn, là nơi bài tiết thức ăn, khí oxy, phân tử truyền tin. Sự căng cơ trong cơ thể bạn, ví dụ gù nhô vai về trước nhắc cho bạn biết rằng nguyên bào sợi (những tế bào phổ biến nhất tìm thấy ở mô liên kết, có nhiệm vụ sản xuất chất nền và tiền thân của collagen, sợi đàn hồi và sợi lưới.) tạo thêm nhiều sợi cơ tự sắp xếp chạy dọc đường căng cơ. Những sợi cơ chồng chất này tạo dựng rào chắn, làm chậm hoặc ngưng dinh dưỡng từ mao mạch vào đến các tế bào của bạn. Bạn vẫn đủ dinh dưỡng để tồn tại, nhưng chức năng sẽ kém đi. Hơn nữa, rào chắn sợi cơ mô mạc này càng dày, chất nhầy chạy dọc mạng lưới mạc cũng trở nên đặc và cứng, góp phần vào tình trạng ngưng dòng chảy trong tế bào.

Và do sự trao đổi dinh dưỡng từ mao mạch đến tế bào là con đường hai chiều, tế bào gửi đi các phân tử truyền tin và CO2 lẫn các chất thải ngược lại vào dòng máu, mạc bị xơ cứng sẽ làm ách tắc các tế bào chưa được xử lý (như độc tố hoặc chất chuyển hóa) như một nơi chỗ xoáy ở dòng suối tắc trữ lá rụng.

Giải pháp: tăng cường làm khỏe và căng duỗi sâu mạng lưới mạc như cách bạn bóp miếng bọt mút. Chất chuyển hóa bị tắc ở những mẫu nhầy giờ đây được trả túa về mao mạch và dòng máu. Nhiều người trong chúng ta cảm nhận được điều này khi thoát khỏi tư thế trước đó giữ căng lâu và sâu, kiểu như gan của bạn được tiếp nhận các chất chuyển hóa bạn trước đó nén chúng ở các mô. Hãy thử tắm muối Epsom, hoặc trở ra chuyển động một chút và tiếp tục tiến trình này.

Dần dần, các sợi thớ mạc sẽ từ từ mỏng dần và thưa nhau ra sau vài tuần, vài tháng, nhưng chất nhầy sẽ thay đổi trở nên lỏng hơn chỉ trong một phút, hãy cho phép bạn lướt nhẹ, giảm đau, cảm nhận nhiều hơn và ít kháng đi. Hãy tập yoga để cơ thể bạn uyển chuyển hơn, cho phép dòng chảy thông tin đi đến sự sáng tạo và khả năng thích ứng tối đa.

Hãy cảm nhận mạc của bạn

Khi chúng ta nghĩ về cơ thể của chúng ta như một sinh vật sống trọn vẹn, có tính chỉnh thể thay vì là những bộ phận cơ thể rời rạc, chúng ta sẽ nhận được những lợi lạc sâu sắc. Khi chúng ta thấu hiểu và cảm nhận điều này bên trong cơ thể của chính chúng ta và của học viên, chúng ta có thể di chuyển và dạy với sự nguyên vẹn của bản thân. Vì vậy, càng ngày yoga có giá trị vật lý trị liệu, hoặc yoga được tập luyện để giúp người tập phục hồi di chuyển và chức năng (quá trình cần thiết và hữu ích), tư thế yoga thường được xem xét hẹp, dừng lại ở cơ nào được duỗi – mọi người hay nghĩ tư thế chó cúi giúp duỗi cơ gân kheo. Thực tế, trong khi cơ gân kheo của bạn có thể bị bó cứng, nhưng hạn chế của bạn trong tư thế chó cúi có thể nằm ở bắp vế hoặc mông, hoặc phần trước vai của bạn. Điều này phụ thuộc nhiều vào các thói quen trong cuộc sống của bạn, cách bạn được nuôi lớn và những gì bạn tiếp nhận.

Hãy thử tập tư thế chó cúi mặt và cảm nhận giải phẫu cơ thể của bạn như một cái cây thay vì là một cỗ máy. Cách này sẽ giúp bạn ngưng phân tách cơ thể của bạn thành những phần rời rạc.

Di chuyển vào chó cúi. Chúng ta dễ dàng cảm nhận phần sau cơ thể khi nhấc hông cao, hạ gót với ý thức từ giữa đùi, sau đó duỗi dài cột sống. Cứ thong thả ở đây, mang ý thức, sự chú tâm đến toàn bộ cơ thể của bạn, tìm thấy một số nơi bạn ít chú tâm và rất đặc biệt trong cảm nhận tư thế của bạn. Bạn có thể suy ngẫm về những điều sau:

  1. Quan sát phần trước cột sống trong tư thế chó cúi, tưởng tượng bạn đang lăn một quả bóng dọc cột sống bắt đầu từ xương cụt, lên đến phía trước xương cùng và các đốt sống lưng và đốt sống ngực, sau bụng và tim.
  2. Thả lỏng cổ họng, lưỡi và xương hàm. Thả lỏng đầu. Cứ tự do cho phép mình lơ ngơ một chút ở đây, sau đó ý thức duỗi dài các đốt sống cổ không tạo lực căng
  3. Mang hơi thở các xương sườn, bạn có thể cảm thấy bó cứng ở đây khi mới tập tư thế. Bạn có cảm nhận được các xương sườn của mình đang di chuyển bên dưới hai bả vai. Bạn có đang di chuyển những xương sườn dưới sau quả thận của mình không?
  4. Dịch chuyển sức nặng cơ thể chung quanh bàn chân khi giữ tư thế. Sự di chuyển này nhỏ nhưng tinh tế và sâu sắc. Nếu gót chưa chạm sàn, hãy di chuyển bàn chân chậm, từ giữa tới cạnh ngoài, trên đầu xương bàn chân. Hãy quan sát và cảm nhận các dịch chuyển nhỏ này khiến bạn thấy thế nào ở phần còn lại của cơ thể thế nào. Nếu gót chạm sàn được, di chuyển bàn chân như chiếc kim đồng hồ. Vị trí nào bạn cảm thấy bị khóa. Hãy tập trung làm việc thêm ở đó.
  5. Vì chuyển động xoay từ cạnh ngoài thường là điểm giới hạn trong tư thế này, bạn có thể để phần giữa hai xương ngồi “rộng mở rạng rỡ”? Ý thức xoay hai gối vào trong để tìm thấy hạn chế tư thế của bạn, và giữ cho hông nâng cao. Hãy nhớ bạn là nguyên vẹn. Ai đó có thể mô tả bạn như một chiếc máy, nhưng hãy nhớ đây không phải là sự thật. Bạn nguyên vẹn.

Hiểu biết về Mạc – phần 1

Bài viết _ Yoga Journal 

Ảnh minh họa _ Body in Focus

Dịch _ Yogavietnam