Hầu hết phụ nữ đều khao khát được làm mẹ.  Nhưng họ sẽ trải qua những gì khi chức năng sinh lý cơ bản nhất này của họ trở thành một cuộc chiến?

Với nhiều phụ nữ, mang thai không phải là chuyện khó. Nhưng nếu bạn thuộc về phần thống kê thiểu số, bạn có thể sẽ đối diện với một trong những điều kiện đau lòng nhất – vô sinh. Không có khả năng mang thai có thể khiến một người phụ nữ trầm cảm và tuyệt vọng.

Cho dù bạn chỉ mới bắt đầu trên hành trình nỗ lực có thai hoặc nếu bạn đã rơi vào trường hợp hiếm muộn, một giải pháp bạn có thể thử là yoga.

Yoga ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào? Hãy tìm hiểu về khả năng của yoga

Nguyên nhân hiếm muộn

Có một số yếu tố có thể dẫn đến hiếm muộn. Phổ biến nhất là căng thẳng chúng ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Khoa học đã chứng minh, căng thẳng là một cản trở lớn đối với khả năng sinh sản của một người. Người ta ước tính rằng căng thẳng là nguyên đdo của một trong sáu cặp vợ chồng phải đối mặt với những khó khăn trong việc thụ thai. Căng thẳng phát sinh do các trách nhiệm khác nhau lớn bé từ công việc, nhà của, vợ chồng và các trách nhiệm khác. Thêm vào đó, việc chậm có con bản thân cũng là một mối căng thẳng.  Stress ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta rất nhiều, gây mất cân bằng nội tiết tố khác nhau dẫn đến các bệnh lý khác nhau.

Yoga dành cho người hiếm muộn con – Tại sao nó cần thiết?

Và bây giờ chúng ta sẽ trả lời cho câu hỏi đắt giá nhất đây! Vậy chính xác thì yoga tác động như thế nào để tăng khả năng sinh sản?

Chúng ta không bao giờ hàm ý rằng bạn nên từ bỏ các phương pháp điều trị y khoa và chỉ dựa vào yoga để chữa trị hiếm muộn.  Nhưng hình thức tập luyện cổ xưa này có thể cải thiện sức khỏe và  điều kiện cuộc sống và cả khả năng sinh sản của bạn.

Dưới đây là một số cách chính mà yoga có thể tác dụng và điều trị vô sinh:

1. Giảm căng thẳng

Như đã đề cập trước đây, căng thẳng là nguyên nhân chính trong việc làm chậm (giảm) khả năng sinh sản của bạn. Yoga là một cách tuyệt vời để đánh bại căng thẳng và đạt được sự bình thản trong tâm trí. Yoga không chỉ là tập luyện cho cơ thể vật lý mà yoga còn về cách bạn thở. Các kỹ thuật thở trong yoga có thể giúp giảm hóc môn cortisol gây căng thẳng trong cơ thể. Đây là cơ hội tăng khả năng mang thai của bạn. Không chỉ vậy! Khi căng thẳng ra đi, bạn sẽ ngủ ngon hơn.

2. Thanh lọc cơ thể

Một số tư thế yoga có thể giúp giải độc cơ thể và giúp tăng khả năng sinh sản của bạn. Yoga cũng có thể giúp thư giãn cơ bắp và các mô liên kết.

3. Giúp máu huyết lưu thông

Nhiều vấn đề vô sinh phát sinh do tắc nghẽn. Với yoga, bạn có thể tăng lưu thông máu và đảm bảo rằng nó được truyền đến các cơ quan sinh sản. Điều này có thể giúp tạo ra một môi trường tích cực cho việc thụ thai.

4. Tác động trên hệ thống miễn dịch của bạn

Yoga là cách tuyệt vời để tăng cường khả năng miễn dịch của bạn. Thực hành yoga giúp bạn tìm thấy sự an bình bên trong, từ đó có thể giúp tăng số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể. Điều này không chỉ giúp bạn ngăn ngừa các bệnh thông thường mà còn có thể giúp bạn đánh bại chứng vô sinh.

5. Giúp buồng trứng khỏe mạnh

Một số tư thế yoga điểu chỉnh lưu lượng máu đến buồng trứng. Điều này mang lại nhiều oxy đến các cơ quan sinh sản, giúp chúng khỏe mạnh hơn. Điều quan trọng cần lưu ý là rối loạn chức năng buồng trứng là nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở phụ nữ. Vì vậy, yoga có thể là một công cụ tuyệt vời cho phụ nữ có vấn đề liên quan đến buồng trứng.

6. Giúp điều trị nội tiết tố tốt hơn

Nếu bạn đang phải vật lộn với tình trạng hiếm muộn và trải qua điều trị nội tiết tố, yoga có thể giúp ích. Với tất cả các hormone trong cơ thể,  bạn rất dễ rơi vào vực sâu đau khổ về thể chất và tinh thần. Năng lượng tiêu cực này trong cơ thể có thể làm giảm cơ hội thụ thai của bạn. Với yoga, bạn có thể giảm thiểu các tác dụng phụ này và tăng khả năng mang thai. Vì vậy, cho dù bạn đang dùng Clomid, thử IUI hay IVF, yoga có thể giúp ích rất nhiều.

Những thể loại Yoga có lợi cho việc thụ thai

Thực tế bản chất Yoga dành cho hiếm muộn  là về cách thức bạn tập luyện thế nào

  • Hatha yoga được coi là lý tưởng cho khả năng sinh sản vì nó liên quan đến các chuyển động chậm và uyển chuyển.
  • Hơi thở sâu và chậm trong yoga giúp làm tâm trí bạn được lặng dịu và đồng thời có khả năng tập trung.
  • Các tư thế giữ lâu trong yoga được gọi là asana sẽ giúp cải thiện lưu thông máu khi tâm trí của bạn đạt đến trạng thái yên bình.
  • Trong khi giữ một tư thế nhất định, bạn nên tưởng tượng trong đầu rằng một năng lượng đầy sức sống đang chảy vào vùng sinh dục của bạn.
  • Những hoạt động diễn tiến trong tâm trí thế này sẽ kích hoạt cảm giác hạnh phúc và năng lượng cho khu vực tác động.

14 tư thế Yoga có lợi việc thụ thai (kèm hình ảnh)

Những tư thế yoga giúp thụ thai tuy đơn giản nhưng mạnh mẽ này nên được tập thường xuyên. Hãy học và tập luyện cùng một giáo viên giỏi để họ có thể khuyên bạn tập đúng.

1. Paschimottanasana (Tư thế ngồi gập trước)

Paschimottanasana kích thích buồng trứng và tử cung. Các tư thế gập lưng duỗi các cơ ở lưng dưới, hông và gân kheo. Tư thế yoga đặc biệt này tăng khả năng sinh sản,  giúp giảm căng thẳng và trầm cảm và dần dần cải thiện khả năng thụ thai của bạn.

2. Hastapadasana (Tư thế đứng gập người)

Ở Hastapadasana bạn phải cúi người về phía trước chạm tay vào bàn chân. Tư thế này kéo dài tất cả các cơ quan trọng của lưng giúp cải thiện việc cung cấp máu cho vùng xương chậu và hệ thần kinh. Sự uốn cong này giúp giảm căng thẳng từ vùng bụng và làm cho tủy sống linh hoạt hơn.

3. Janu Shirasana (Tư thế ngồi gập người một chân)

Tư thế Janu Shirasana sẽ rất hữu ích khi mang thai vì nó sẽ làm khỏe cơ lưng dưới của bạn. Khi thực hiện đúng cách, tư thế yoga này rất thư giãn và giải phóng căng thẳng từ lưng dưới. Nó có hiệu quả kéo dài cơ bắp chân và gân kheo, làm cho chúng rất dẻo dai.

4. Baddha Konasana (tư thế con bướm)

Tư thế Baddha Konasana cải thiện tính linh hoạt ở vùng kín và vùng hông của bạn, vì nó kéo dài đùi trong, sàn chậu và đầu gối. Nó giúp giải phóng  độc tố và năng lượng tiêu cực trong các khu vực của hông và háng. Xương chậu, bụng và lưng của bạn được kích thích bởi nguồn máu dồi dào được cung cấp. Việc vỗ đùi cũng làm tăng số lượng tinh trùng ở nam giới. Đối với phụ nữ, việc tập kết hợp với Sarvangasana (tư thế đứng bằng vai) giúp buồng trứng hoạt động hiệu quả và loại bỏ tình trạng kinh nguyệt không đều. Tư thế này không chỉ làm tăng khả năng thụ thai mà còn đảm bảo việc sinh nở suôn sẻ hơn, nếu được thực hiện cho đến cuối thai kỳ.

5. Viparita Karani (Tư thế đặt chân lên tường)

Vị trí này, Viparita Karani, làm giảm đau lưng và cải thiện lưu lượng máu đến vùng xương chậu. Vì tư thế này kéo dài phía sau cổ, thân trước và sau chân, nó dễ dàng giúp thư giãn bàn chân và hai đùi mệt mỏi của bạn.  Ngay cả với những phụ nữ có sức khỏe sinh sản bình thường, bạn có thể tăng cơ hội thụ thai bằng cách thư giãn trong tư thế này sau khi quan hệ.

6. Balasana (Tư thế em bé)

Ở tư thế này, các cơ ở hông, đùi và mắt cá chân được kéo dài và làm khỏe. Nó làm dịu não và giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi, Sự kéo dài ở vùng xương chậu làm tăng lưu lượng máu, điều này rất quan trọng để tăng khả năng thụ thai.

7. Kapalbhati Pranayama (Bài nhịp thở nhanh)

Các tế bào máu được thanh lọc với bài Pranayama này,  giúp tăng cường chất lượng và số lượng tế bào sinh sản. Thở Kapalbhati chữa được hầu hết tất cả các bệnh, vì nó cân bằng mức độ hormone của cơ thể. Trong quá trình đó, não của bạn được tác động theo cách có lợi, do đó toàn bộ cơ thể của bạn được làm sạch.

8. Nadi Shodhan pranayama (Thở mũi luân phiên)

Kỹ thuật thở đơn giản này giúp làm dịu tâm trí và cơ thể của bạn bằng cách giải phóng căng thẳng tích tụ. Nó cũng giúp thanh lọc nadis (các kênh năng lượng vi tế), do đó cho phép dòng chảy prana xuyên suốt. Bằng cách làm giảm căng thẳng tâm trí và cơ thể, pranayama này cho phép bạn thư giãn, làm cho cơ thể “màu mỡ” hơn và tâm trí của bạn được tưới mát trong hành trình thụ thai này.

9. Bhramari Pranayama (Hơi thở của ong)

Hơi thở con ong ngay lập tức làm giảm căng thẳng cơ thể, sự giận dữ và lo lắng. Cơ hội thụ thai tốt hơn với một cơ thể và tâm trí thoải mái hơn. Bhramari Pranayama được luyện tập bằng cách đặt ngón tay trỏ vào tai, hít vào bằng mũi và tạo âm thanh ngân nga khi thở ra. Các rung động của Bhramari Pranayam kích hoạt tuyến yên, một trong những tuyến chính trong cơ thể. Đây là tuyến chủ kiểm soát tất cả các tuyến chính trong cơ thể, bao gồm cả những tuyến tiết ra hormone sinh dục.

10. Tư thế đứng bằng đầu

Được gọi là tư thế vua các tất cả tư thế,  asana này là một trong những tư thế thách thức nhất. Đảo ngược cơ thể và giữ thăng bằng trên đầu sẽ giảm bớt áp lực cho trái tim của bạn. Sự kích thích lên não khiến vùng dưới đồi giải phóng nhiều hormone hơn. Hãy nhớ rằng tư thế này đòi hỏi sự tập trung cao độ. Khi học asana này, hãy thực hành nó bằng cách dựa vào tường hoặc trong góc phòng để tránh chấn thương trong trường hợp bạn mất thăng bằng. Khuỷu tay phải rộng bằng vai và trọng lượng của cơ thể hướng vào cẳng tay. Giữ asana trong 5 đến 10 nhịp thở.

11. Tư thế đứng bằng vai

Tư thế này đòi hỏi phải cân bằng trọng lượng cơ thể trên vai của bạn. Tư thế được cho là kích thích tuyến giáp của bạn khi xương ức ấn vào vùng tuyến giáp. Lưu ý bạn nên thư giãn lưỡi và cổ họng của bạn tối đa. Tư thế này cũng làm tăng lưu lượng máu đến tử cung của bạn, thông qua việc thả lỏng vùng bụng.

12. Tư thế bánh xe

Đây là một tư thế yoga khó. Asana này yêu cầu bạn nâng vùng xương chậu lên trong khi giữ cho cơ mông săn chắc. Khi vùng xương chậu được đẩy lên cao, cả năng lượng và lưu lượng máu sẽ được lưu thông đến tử cung và buồng trứng. Hãy thử và giữ nguyên tư thế trong ít nhất 30 giây trước khi ngả lưng xuống sàn.

13. Tư thế rắn hổ mang

Đây là một asana quan trọng làm khỏe cơ lưng trong khi kích thích sản xuất hormone trong tử cung. Nằm sấp trên bụng. Sau đó, nâng phần thân trên của bạn bằng cách ấn vào tay của bạn. Đánh cong cột sống và nhìn lên. Giữ nguyên tư thế trong vài giây và thở đều

14. Tư thế xác chết

Shavasana hoặc tư thế xác chết rất hữu ích, mang lại một giấc ngủ có ý thức gọi là Yoga Nidra. Nó hỗ trợ để đạt trạng thái cân bằng trong cơ thể và tâm trí. Tư thế này rất đơn giản nhưng mạnh mẽ trong số các tư thế yoga sinh sản khác dành cho phụ nữ, vì nó giúp nâng cao trạng thái tinh thần và khiến tinh thần bạn lạc quan hơn. Vì sức khỏe tinh thần cũng quan trọng không kém, trạng thái ngủ thiền này không trực tiếp cải thiện khả năng thụ thai, nhưng chắc chắn nó giúp bạn thoải mái và rất hữu ích cho các cặp vợ chồng muốn bắt đầu một gia đình. Hãy thực hiện Shavasana sau khi hoàn thành tất cả các tư thế yoga có lợi cho việc mang thai được đề xuất trong bài viết này.

Lời khuyên khi tập Yoga cho khả năng sinh sản

Bạn cần kiên nhẫn để tập Yoga và đưa việc tập luyện đến sự hoàn hảo. Cùng với Yoga asana, bạn cũng nên tập thiền. Vì Yoga asana là bài tập cho cơ thể vật lý, thiền là một bài tập để tâm trí. Khi cả tâm trí và cơ thể được cân bằng, hormone sẽ hoạt động tốt và giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền định có thể thay đổi các tế bào não của chúng ta. Những định kiến tiêu cực về hiếm muộn cần được thay đổi để giúp toàn bộ hành trình thụ thai được nhẹ nhàng, thuận lợi hơn. Phương thức Ayurveda cũng được chứng minh là có lợi cùng với Yoga. Nhưng trước tiên, nên tập Yoga một mình trong 3 đến 4 tháng trước khi dùng bất kỳ loại thuốc Ayurvedic nào. Yoga sẽ chữa vô sinh nhưng bạn cần có thời gian để hòa nhập với thiên nhiên. Chúc bạn thành công!

Giờ đâybạn đã biết tầm quan trọng của yoga với sức khỏe sinh sản của phụ nữ, hy vọng bạn sẽ bắt đầu thực hành chúng và mang thai an toàn. Chúc các bạn luyện tập vui vẻ !

Nguồn_MomJunction