Tôi đã nghe về một giả thuyết (tôi không biết có đúng không) là tây y được phát triển việc nghiên cứu tử thi còn đông y thì lại phải đối việc mổ xác chết. Kết quả là, tây y không có chút khái niệm nào về năng lượng thiết yếu trong cơ thể, còn đông y thì phát triển các quan điểm phức tạp về dòng năng lượng trong cơ thể người từ việc nghiên cứu các thực thể sống.

Dù đúng hay không thì có 1 điều chắc chắn là – sự hiểu biết về thế giới của các yogi có được từ quan sát và trải nghiệm cá nhân, và dòng năng lượng (năng lượng thiết yếu) là điều rất quan trọng.

Theo truyền thống yoga, có năm dòng lực quan trọng chính chạy khắp cơ thể và thiết lập các chức năng sinh lý của cơ thể. Điều này được biết là Mẫu hình Năm loại Gió (Pancha Vayu Model).

Nếu nghĩ về các chức năng hoạt động mỗi ngày, bạn sẽ thấy một mô tuýp có thể dự đoán được như sau: bạn nạp thứ gì đó vào (thức ăn, nước uống, thông tin, trải nghiệm); rồi bạn xử lý  nó theo hướng này hoặc hướng kia; rồi hấp thụ các dưỡng chất hay kiến thức từ quá trình đó; bỏ đi những thứ không cần thiết; và kết quả là bạn phát triển, cả về thể xác lẫn tinh thần. Đây là một ví dụ về sự hoạt động của các loại gió (các dòng năng lượng).

Vậy nên bất cứ vấn đề về thể chất nào bạn đang trải qua cũng có thể được hiểu theo chức năng  của gió:

Tiêu chảy? – Dòng năng lượng Apana quá mạnh.

Táo bón? – Dòng năng lượng Apana quá yếu.

Tay chân lạnh? – Dòng năng lượng Vyana  (chịu trách nhiệm cho sự tuần hoàn) không đủ mạnh.

Các vấn đề về tiêu hóa? – Dòng năng lượng Samana  đang bị tắc nghẽn và không chuyển động hợp lý,…

Đôi khi sự hoạt động của các loại gió khá phức tạp và có thể liên quan đến việc các loại gió này không hoạt động hài hòa cùng nhau. Nhưng kiến thức này mang lại điều gì cho bạn? Điều này giúp bạn thiết kế bài tập phù hợp cho những mối quan tâm nhất định.

Dưới đây nêu sơ lược về các loại gió và những bài tập có thể giúp mang lại sự cân bằng cho chúng.

PRANA vayu chịu trách nhiệm cho sự HẤP THU. PRANA vayu có chuyển động đi xuống và vào trong, mang lại năng lượng cơ bản cho sự sống của chúng ta. Loại gió này chủ yếu có mặt ở vùng đầu, phổi và tim. Sự mất cân bằng của dòng Prana có thể biểu hiện bằng sự lo lắng, sợ hãi, giận dữ (ở phần đầu); khó thở, bệnh hen suyễn, chứng ngưng thở khi ngủ (ở phổi); tim đập nhanh hay đột quỵ (ở tim).

Các cách cách giúp Prana vayu được cân bằng là:

  • Chú trọng Hơi hítvào (để thúc đẩy sự hấp thu)
  • Thở Prana (HÍT VÀO: Kéo năng lượng vào thông qua các cửa giác quan ở đầu (mũi, mắt, tai, con mắt thứ 3); nín hơi một lúc; THỞ RA: giải phóng năng lượng ở con mắt thứ 3)
  • “Tiếp nhận tích cực”: kết nối với thiên nhiên, sự hình dung, các nghi lễ.
  • Phương pháp trị liệu qua các giác quan: màu sắc, âm thanh, mùi hương.
  • Thiền mang lại prana trong tâm.
  • Khi thiết lập được không gian và sự tĩnh tại, dòng prana sẽ được chạy thông suốt.

APANA vayu chịu trách nhiệm cho sự đào thải. Nó có hướng di chuyển đi xuống, ra ngoài và đồng thời giúp giữ những gì cần ở lại trong cơ thể. Năng lượng này chủ yếu hoạt động ở bụng dưới và kết nối với các chức năng đào thải, tái tạo và sức khỏe của xương (điều tiết sự hấp thu và giữ lại các loại khoáng chất). Sự mất cân bằng của APANA có thể biểu hiện qua các triệu chứng như táo bón/ tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích; các vấn đề về kinh nguyệt, tình dục; các vấn đề về loãng xương.

Các cách để giữ năng lượng APANA được cân bằng:

  • Tập trung vào hơi thở ra và Giữ hơi thở  (giữ lại sau khi thở ra)
  • Thở Apana (HÍT VÀO: kéo năng lượng vào bụng THỞ RA: hướng năng lượng từ bụng xuống phần chân/ sàn nhà; giữ khí lại một tí. Chú ý vào luân xa gốc)
  • Khóa gốc (Mula Bandha) – giống như sự co thắt cơ sàn chậu
  • Nuôi dưỡng thức ăn, giảm các chất thải.

Kinh Vệ Đà nói rằng: “Người thường nạp thức ănbằng Apana, các vị Thánh thì nạp với  Prana” (người thường là những tế bào vật chất; người bất tử thì thông qua các giác quan nhận sự nuôi dưỡng trực tiếp qua các cửa giác quan ở đầu). Trong khi thực phẩm tốt sẽ duy trì  Apana, trong khi đó những tiếp nhận tích cực sẽ nuôi dưỡng Prana.  ấng cần để feed Prana. Khi chúng ta phát triển về tâm linh, chúng ta phải học cách hấp thụ thêm prana để làm thức ăn năng lượng tâm linh trong chúng ta. Chúng ta cần kiểm soát Apana, cụ thể là chức năng tình dục, để không đẩy năng lượng quan trọng đi xuống.

Apana, cùng với trọng lực, di chuyển xuống dưới sẽ tạo thành bệnh, lão hóa, chết và giảm nhận thức. Prana, cùng với yếu tố khí và không gian, phân tán lên tâm trí và các giác quan. Điều này dẫn đến sự mất kết nối của thân-tâm. Kết nối hai vayu thiết yếu này làm tăng sức mạnh của năng lượng và đánh thức các năng lực cao hơn. Thực hành yoga để đưa Apana lên hợp nhất với Prana và đưa Prana xuống để hợp nhất với Apana, diễn ra ở vùng rốn – vùng trung tâm năng lượng của cơ thể.

SAMANA vayu chịu trách nhiệm xử lý và mang mọi thứ về trung tâm với chuyển động xoáy. Nó tập trung xung quanh vùng rốn. Chịu trách nhiệm cho việc tiêu hóa ở mọi mức độ, bao gồm cả tâm trí. Nó liên kết với quá trình tiêu hóa, hấp thụ và đồng hóa. Sự mất cân bằng của chức năng Samana bao gồm các vấn đề về trao đổi chất, tiêu hóa kém, đầy hơi và chán ăn.

Để Samana hoạt động lại bình thường, bạn có thể thử:

  • Tập trung vào Hơi thở ra với sự co thắt bụng.
  • Giữ hơi thở (sau khi Thở ra)
  • Co thắt bụng từ từ
  • Bước này giống như thực hành Khóa Uddiyana
  • Thở Samana (HÍT VÀO: tưởng tượng kéo năng lượng vào bụng THỞ RA: siết bụng, tưởng tượng năng lượng trở nên tập trung hơn; giữ bụng siết một lúc)
  • Thở Kapalbhati (để kích thích lửa)
  • Thức ăn có chất lượng, nhịn ăn.

VYANA vayu chịu trách nhiệm cho sự phân bổ. Nó mang năng lượng đi ra với chuyển động tuần hoàn và nhịp nhàng. Năng lượng trú ngụ ở tim, phổi và liên quan đến hoạt động của tim, tuần hoàn và hệ thần kinh tự chủ. Sự mất cân bằng có thể biểu hiện qua tuần hoàn máu kém, tắc động mạch, đột quỵ, phù nề; thần kinh ngoại biên, các triệu chứng của bệnh đa xơ cứng.

Các bài tập có lợi cho Vyana vayu bao gồm:

  • Tập trung và kéo dài Hơi thở vào .
  • Giữ hơi (sau khi Hít vào)
  • Hơi thở Vyana (đặt tay lên ngực.

HÍT VÀO: dang tay sang ngang, mở rộng từ trung tâm ra bên ngoài, làm đầy phổi khi hít; giữ trong 2 giây; THỞ RA: đặt hai tay về ngực. Đưa sự chú ý vào khu vực tim)

  • Tập các tư thế yoga để kích thích năng lượng
  • Các bài tập mở ngực.
  • Cầu nguyện, nghi thức.
  • Bất kỳ hoạt động nào mang lại niềm vui và chạm đến trái tim bạn.

Vyana và Samana vayu là những năng lượng đối trọng :nở rộng và một lực là co thắt. Vyana cho phép các khác biệt của các yếu tố và cho phép chúng có sự tách biệt về khu vực hoạt động. Samana mang lại sự hợp nhất các yếu tố và giữ cho chúng được liên kết. Samana điều chỉnh các agni (lửa tiêu hóa) với nhiên liệu cần đốt cháy đều khắp. Vyana quản lý sự chuyển động của các prana qua tất cả nadis, giữ cho chúng được mở, trong sạch và cân bằng trong khi thực hiện các chức năng,

UDANA vayu chịu trách nhiệm cho sự phát triển. Nó di chuyển đi lên và là kết quả của sự hoạt động cân bằng của các vayu khác. Nó quản lý khả năng đứng, nói năng, nỗ lực, nhiệt huyết và ý chí. Nó tập trung gần cơ hoành vàcổ  họng, chịu trách nhiệm cho chức năng thở, nói và chức năng thần kinh (bằng cách hỗ trợ máu lên não). Sự mất cân bằng trong chức năng của Udana vayu được thể hiện qua bệnh hen suyễn, khí phổi thủng; nói lắp, khàn tiếng; trầm cảm, trí nhớ kém, thiếu sáng tạo, định hướng và mục tiêu.

Để hỗ trợ cho chức năng của Udana vayu, bạn có thể thử:

  • Tập trung vào Hơi thở ra, đặc biệt là thở bằng cơ hoành.
  • Thở Udana (HÍT VÀO: hít bằng miệng, chú ý vào luân xa ở cổ họng Thở ra: tụng OM)
  • Tụng niệm
  • Giống như chuyển động khóa Jalandhara Bhanda
  • Hoạt động với các Vayu khác.

Bây giờ, giả sử bạn có cuộc phỏng vấn với học viên mới và bạn thấy rõ có sự mất cân bằng về Apana vayu của cô ấy. Điều cuối cùng bạn cần làm là nói rằng: “Apana vayu có vẻ đang bị tắc nghẽn nên chúng ta sẽ tập luyện để làm cho nó thông!” Thường thường, chúng ta muốn giữ các thuật ngữ chuyên ngành lại và dùng các kiến thức này như là sự hướng dẫn để thiết kế bài tập (đồng thời cũng cân nhắc các vấn đề khác của cô ấy nữa). Một khi có cái nhìn rõ ràng về vị trí và hướng chuyển động của các vayu cụ thể, bạn sẽ dễ hiểu và làm việc với các vấn đề về tinh thần – cảm xúc, thể chất của học viên hơn.


Nguồn_ https://sequencewiz.org/