Yoga ngày nay rất phổ biến. Giáo viên đứng lớp dạy yoga cũng rất phổ cập. Tính phổ cập thể hiện ở chỗ giáo viên dễ dàng hướng dẫn học viên rất nhiều tư thế yoga một cách…rập khuôn. Nhưng những người hướng dẫn yoga này cần biết học viên của họ… không ai giống ai cả.

Hầu hết các chương trình đào tạo huấn luyện viên yoga ngày nay đều cung cấp những chỉ dẫn thực hiện tư thế cho học viên để họ có thể áp dụng ngay vào việc đứng lớp. Những chỉ dẫn này được thiết kế sao cho tất cả học viên dễ nắm bắt để khi vừa tốt nghiệp họ có thể dạy rất nhiều tư thế yoga. Nhưng rất tiếc mỗi học viên rất khác nhau, không phải ai cũng có thể tiếp nhận một hướng dẫn giống nhau. Mỗi huấn luyện viên nên tiếp thu các chỉ dẫn định tuyến một cách tương đối trong khóa đào tạo, không nên áp dụng cứng nhắc vào lớp tập của mình. Giáo viên nên lưu tâm tìm hiểu mục tiêu tập luyện của học viên để có cách dạy thích hợp. Nếu học viên tập yoga để duy trì sức khỏe, giáo viên nên hướng dẫn học viên thực hiện tư thế an toàn và hiệu quả, không nên chú trọng việc tư thể chuẩn hay đẹp. Dưới đây là 8 cách để một giáo viên yoga mới nhận biết sự khác biệt quan trọng này.

  1. Không phải ai cũng cần tập tư thế giống nhau

Mỗi người trong chúng ta là một cá thể rất khác biệt. Chúng ta khác nhau về di truyền, cấu trúc cơ thể, lối sống, dinh dưỡng, những hoạt động lúc trẻ, lịch sử chấn thương và tai nạn, cùng những sự kiện cuộc sống mỗi con người. Không chỉ học viên khác nhau, giáo viên yoga cũng là những cá nhân riêng lẻ. Không phải vì giáo viên chúng ta thực hiện dễ dàng một tư thế yoga nào đó, thì học viên cũng phải thực hiện tư thế đó theo cách của chúng ta, và họ cũng không cần phải thực hiện cho được. Thực tế cho thấy không một người nào có thể làm siêu hết tất cả asana và bất kì một tư thế tưởng chừng dễ dàng nào đó vẫn luôn là một thử thách cho một ai đó.

  1. Bạn tập để khỏe hay để đẹp?

Hiểu được mục tiêu tập luyện rất quan trọng. Nếu học viên đề ra mục tiêu tập yoga để tăng cường sức khỏe, việc tập luyện nên chú trọng vào tính phù hợp với cơ thể sinh học đặc thù của học viên. Nếu học viên muốn thực hiện tư thế yoga đẹp, chuẩn thì cách thức tập luyện chú trọng sao cho tư thế đẹp nhìn tư bên ngoài là đủ. Với mục tiêu đầu, cách học viên trông thế nào khi vào thế không liên quan, quan trọng là cảm nhận học viên đó có được khi thực hiện tư thế đó. Những chỉ dẫn định tuyến dựa trên phần nhìn là yoga “đẹp”, những chỉ dẫn dựa vào cảm nhận là yoga “khỏe”

  1. Căng khác với căng duỗi

Các tư thế yoga tạo ra tình trạng căng tại các mô ở nhiều mức độ khác nhau. Tình trạng căng này có thể có hoặc có thể không tạo ra việc căng duỗi. Để phân biệt, ta lấy ví dụ ở tư thế ngã lưng, tình trạng căng (ở cột sống) khiến cơ ngực (căng) duỗi, trong khi đó tình trạng căng do đụng (xương đụng xương) không tạo việc duỗi cơ. Cũng ở thế ngã lưng, người tập có thể cảm nhận các đốt sống chạm vào nhau trước khi hiện tượng cơ co duỗi xuất hiện. Mục tiêu của việc tập luyện function (yoga đẹp) là tạo ra tình trạng căng, bất kể tình hiện tượng căng duỗi có diễn ra hay không. Tình trạng căng này sẽ kích thích phản xạ và trao đổi thông tin ở cấp độ mỗi tế bào và ở mạc. Cơ thể thụ cảm giám sát, đo lường và phản xạ lại những hiện tượng căng này, tạo ra các tầng dấu hiệu kích thích sự phát triển và trị liệu trong cơ thể. Lúc chúng ta cảm nhận được tư thế là lúc chúng ta nhận biết được tình trạng căng đang diễn ra trong cơ thể mình. Vì vậy, mà ta hay có câu mantra quen thuộc “Nếu bạn cảm được, có nghĩa là bạn đang làm được”

  1. Mỗi tư thế yoga đều có mục đích

Nếu chúng ta tập theo phương pháp “khỏe” functional và muốn tạo ra hiện tượng căng trong cơ thể mình, thì mỗi tư thế yoga là một công cụ giúp chúng ta tạo sự căng hợp lý. Hoặc căng cơ, hoặc ép (đụng). Với vai trò là giáo viên, bạn hãy tự hỏi “Hiện tượng căng nào và mức độ căng bạn muốn cho học viên của mình trải nghiệm?” Trả lời câu hỏi này, bạn sẽ biết cách chọn tư thế yoga phù hợp đưa vào bài tập của mình. Ví dụ, nếu bạn chủ đích tạo sức căng cho cột sống, bạn có thể đồng thời tạo ra sức ép (đụng) và căng cơ. Nếu là sức ép, bạn cho học viên tập các thế Cây cầu và Rắn hổ mang. Nếu là căng duỗi cơ, bạn cho học viên tập các tư thế ngồi và đứng gập lưng. Vì vậy thay vì cứ soạn sẵn một chuỗi tư thế yoga thật ngầu, cho học viên tập mướt mát mồ hôi, bạn hãy bắt đầu định hướng rõ ràng, lựa chọn cẩn thận các tư thế yoga đưa vào bài tập một cách nhịp nhàng và hữu ích cho việc tập yoga “khỏe” của học viên

  1. Bạn cảm nhận thế nào?

Hãy cho học viên biết mục đích của từng tư thế và những vùng (cơ thể) mục tiêu của tư thế đó. Điều này giúp học viên tự quan sát và cảm nhận được mình có đang thực hiện tư thế một cách đúng đắn và hiệu quả. Nên thường xuyên đặt câu hỏi trong lớp “Các bạn cảm nhận thế nào?” giúp họ dần phát triển khả năng nhận biết bên trong. Đây là cách dẫn dắt học viên thực hành thiền định và yoga sâu sắc và hiệu quả hơn. Món quà giá trị nhất của bất kì một người thầy mang lại cho học trò của mình là cách người thầy cho phép học trò trở thành người thầy của chính mình. Trả lời được câu hỏi “Bạn cảm nhận thế nào?”, học viên sẽ nhận biết được tư thế yoga đó có mang lại ích lợi họ mong muốn hay không. Nếu không, học viên nên tìm cách điều chỉnh định tuyến để có được cảm nhận tư thế ở vùng mục tiêu trên cơ thể. Với cách tập này, người tập sẽ tìm ra định tuyến của riêng mình trong yoga.

  1. Đừng bao giờ lờ cái đau

Nếu cảm nhân tư thế mà bạn thấy đau, bạn cần thay đổi. Không phải ai cũng trải nghiệm cái đau như nhau, mức độ chịu đau của mỗi người cũng khác. Ở cùng một tư thế, cùng cách thực hiện, học viên này cảm thấy đau trong khi học viên kia chỉ cảm thấy khó chịu. Nhưng cảm giác ĐAU là dấu hiệu cơ thể cho bạn biết nó đang bị tổn thương. Hãy chú tâm vào Đau. Hãy lắng nghe cơ thể của mình với sự nhận biết sâu sắc, bạn sẽ đủ thông thái để biết cảm giác có được là ổn hay bất ổn. Nếu một tư thế bất kì khiến bạn đau khi tập, hãy thay đổi định tuyến hoặc thực hiện tư thế khác vẫn mang hiệu quả tương tự với vùng cơ thể bạn muốn. Cũng nên lưu ý có thể bạn sẽ không cảm thấy bất ổn khi đang giữ thế, nhưng ngay khi ra thế, thậm chí vào ngày hôm sau bạn mới thấy đau. Bất kì khi nào thấy đau, bạn hãy xem xét lại mình đã tập luyện ngày hôm qua và ngày kia thế nào, tìm nguyên nhân của tình trạng đau, và đừng lặp lại nó.

  1. Đừng cứng nhắc – Hãy khám phá nhiều lựa chọn

Paul Grilley, người phát triển bộ môn Yin yoga, đã phát hiện rằng nhìn từ ngoài hai học viên thực hiện một tư thế yoga rất giống nhau, nhưng cảm nhận của họ rất khác nhau: một người có thể đang trải nghiệm cảm nhận, có mặt với tình trạng căng tại vùng mục tiêu, một người hoàn toàn không chút cảm nhận, hoặc đang phải rất khó khăn chịu đựng đau trong tư thế. Người thứ hai này có một vài lựa chọn cho việc thực hiện tư thế yoga đó: hoặc là để cô ấy giữ thế đến khi nào cô ấy cảm nhận được sự căng ở đúng vùng của cơ thể. Cách tập luyện cứng nhắc chú trọng phần nhìn yêu cầu người tập phải thực hiện một tư thế đúng chuẩn có thể không phù hợp với cô ấy. Cô ấy cần tìm cách di chuyển, cần điều chỉnh đôi chút để đi đến cảm nhận cần có của tư thế đó mang lại.

  1. Không có kiểu định tuyến phổ cập

Tuy định tuyến quan trọng trong tập luyện yoga, những chỉ dẫn định tuyến không nên mang tính phổ cập. Mỗi người có một cơ thể riêng biệt, không phải một chỉ dẫn định tuyến là có thể áp dụng được tất cả mọi người. Mục đích định tuyến là để chúng ta thực hiện tư thế yoga vững chắc và an toàn, còn tập thế nào để chắc và an toàn sẽ phụ thuộc vào mỗi người. Những hình thức tập luyện phù hợp giúp tạo ra tình trạng căng đúng vào vùng mục tiêu, không gây ra tình trạng đau trên cơ thể. Bất kì định tuyến nào theo đuổi mục tiêu tập luyện này đều là định tuyến đúng, cho dù định tuyến đó không giúp người tập yoga thực hiện các tư thế đẹp theo chuẩn của định tuyến “phổ cập”. Ví dụ, không phải ai cũng vững chắc với cơ thể của họ khi để bàn tay hoặc chân hướng thẳng trong tư thế chó cuối. Chúng ta là những cá nhân khác biệt. Hãy khám phá, tìm hiểu và tập luyện yoga phù hợp với cơ thể của bạn.

Nguồn Yoga Journal 

Dịch Yogavietnam