Tháng Mười năm 1989, Đức Đạt Lai Lạt Ma ngồi một mình trên sân khấu một hội trường lớn trong khuôn viên trường đại học California ở Irvine và trả lời câu hỏi từ hơn 6000 khán giả. Không khí trong hội trường cho cảm giác đó như là một buổi đàm thoại thư giãn trong phòng khách thật lớn. Cả hội trường đều yên lặng một cách kì lạ, chăm chú lắng nghe khi Ngài trả lời từng câu hỏi. Rồi đột nhiên có người hỏi, “Ngài có bao giờ nổi giận chưa?”

Đức Đạt Lai Lạt Ma cười thích thú và trả lời, “Có chứ! Khi mọi việc diễn ra như tôi không mong đợi thì cơn giận sẽ bùng lên. Nhưng, đó không phải là vấn đề.”

Dường như đối với tôi, lời đồn trường tồn nhất về thực hành tâm linh, đặc biệt là thiền định, là nó hứa hẹn sẽ kết thúc cơn giận một lần và mãi mãi. Thật ra thì không hề. Khi mọi việc diễn ra không như ta mong muốn, cơn giận sẽ bùng lên trong ta. Đó là cách hệ thần kinh con người hoạt động. Có lẽ đó cũng là cách giúp con người sống sót qua nhiều giai đoạn tiến hóa. Khi chúng ta cảm thấy bị đe dọa, cơn giận sẽ kích hoạt luồng adrenaline cần thiết để bảo vệ chúng ta. Tuy nhiên, khả năng của tâm trí người trưởng thành là có thể nhận ra cơn giận, nhận ra nơi nỗi sợ hãi phát sinh, và phản ứng một cách khôn ngoan, khắc phục tình huống mà không làm phức tạp hóa nó. Cơn giận không nhất thiết là một vấn đề rắc rối.

Thật ra cũng dễ hiểu tại sao lời đồn này vẫn còn đây đó. Các viện Phật pháp mà tôi biết nhìn chung khá yên lặng. Họ có nền văn hóa phản ứng ôn hòa. Tôi thậm chí còn dạy cách mỉm cười. Đó là cử chỉ điều hướng tâm trí về phía dễ chịu, và ngay cả khi cười là điều khó khăn, nó cũng cảnh báo cho các học viên sự hiện diện của đau khổ trong tâm trí. Tôi cũng dạy nhiều về việc nuôi dưỡng phản ứng từ bi đi từ tâm vốn là bản chất cơ bản của chúng ta, nhưng vẫn vậy, khi mọi việc diễn ra theo chiều hướng ta không mong muốn, cơn giận sẽ bùng phát.

Sau đây là những câu hỏi mà tôi thường nghe về cơn giận:

Câu hỏi: Có phải việc tu tập lòng từ bi có nghĩa là tôi sẽ không bao giờ biểu lộ cơn giận của mình nữa?

Trả lời: Tu tập lòng từ bi không bao giờ có nghĩa là bạn không thể biểu lộ cơn giận. Một cơn giận không hiển lộ sẽ gây hại cho mối quan hệ mà không nụ cười nào có thể hàn gắn. Đó là bí mật. Đó là dối trá. Phản ứng mang tính vị tha là cách duy trì sự kết nối. Nó đòi hỏi ta nói ra sự thật. Mặc dù nói ra sự thật có khó khăn, đặc biệt khi tâm trí đang bị những cơn giận khuấy động.

Luật Tạng, bản tóm tắt các quy tắc cho các nhà sư trong kinh Pali, có nêu ra 5 điều “Tự phản tỉnh trước khi khuyên răn.” Đây có phải là thời điểm thích hợp để nói? Tôi có nên nói mọi sự thật? Giọng nói của tôi có dịu dàng, không gay gắt chưa? Có phải tôi được khuyến khích bởi lòng tốt? Có phải tôi được cổ vũ bởi nhu cầu cần phải giúp ai đó?

Tôi lưu giữ một tấm thẻ được đóng khung in 5 điều phản tỉnh này trên bàn làm việc của mình và mọi người cũng thường mượn nó. Tôi thích cái cách nghĩ Bồ Tát là một chuyên gia tâm lý đưa ra lời khuyên có giá trị vượt thời gian.

Câu hỏi: Chắc chắn việc kềm chế cơn giận là không tốt. Tôi đã trị liệu nhiều năm để kết nối với cơn giận của mình. Tôi nên làm gì bây giờ?

Trả lời: Tiếp xúc với cơn giận của một người, nếu trước đây là điều gây sợ hãi, thì rõ rằng là một thành công. Nó có nghĩa là chúng ta không trốn tránh với chính bản thân mình, chúng ta hiện diện hơn vào hiện tại, nhận thức tốt hơn thông tin có thể giúp chúng ta phản ứng theo cái cách có thể kết thúc mọi đau khổ. Là một người trưởng thành, chúng ta có khả năng kềm chế những biểu hiện giận dữ có tính bộc phát, trả miếng và thường có tính nguy hại và thay vào đó chọn lựa cách thức giao tiếp rõ ràng và hữu ích hơn.

Câu h
ỏi: Cơn giận tự phát sẽ gây ra điều gì?

Trả lời: Tự phát đối với tôi là một món quà và là một đặc ân trong việc hình thành một cách chắc chắn mối quan hệ. Trong các kết nối thân thiết nhất của tôi, những ai trao đi sự yêu thương trọn vẹn, việc tôi phản ứng thế này “Con đã ở đâu? Thật quá tệ khi về nhà trễ như vầy mà không gọi điện báo. Mẹ thật không thể tin con lại làm vậy!” sẽ được người ấy lắng nghe như một biểu hiện của sự lo sợ từ phía tôi, thay vì là một lời đe dọa.

Câu hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra với cơn giận của tôi?

Trả lời: Trải nghiệm của tôi về những cơn giận bùng nổ hay hận thù âm ỉ là chúng làm tâm trí tôi bối rối và mệt mỏi và cơn giận khuếch tán hơn. Tôi nghĩ đam mê đến từ việc nhìn thấy rõ ràng. Đức Phật dạy rằng việc chọn khôn ngoan giữa những thách thức sẽ đưa đến “sự hiểu biết rõ ràng về mục đích.” Tôi nghĩ điều đó có nghĩa là phản ứng sinh động được mang đến bởi sự quyết tâm. Bồ tát nguyện chấm dứt đau khổ cho chúng sinh là lời cam kết thiết tha nhất mà tôi có thể tưởng tượng.

Khi tôi đọc về câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma về cơn giận không phải là vấn đề, tôi hiểu rằng Ngài luôn cố gắng phản ứng một cách khôn ngoan. Tôi cũng thường như vậy, nhưng khi tôi không làm được, tôi sẽ xin lỗi vì không thể hiện được nhu cầu của mình trong hình thức hữu ích hơn. Câu thơ đầu tiên của nhà bình luận Phật pháp thế kỉ thứ 6 đăng trong “Hướng dẫn của Shantideva về lối sống của Bồ Tát” có nói rằng tất cả những hành vi lành mạnh tích lũy được sẽ bị xóa sổ ngay lập tức khi cơn giận bùng nổ. Các học viên đôi khi hỏi “Cô có tin như thế không?” Tôi trả lời “Cô không biết. Câu này rõ ràng rất tạo cảm hứng. Cô chú ý khi cô phản ứng giận dữ vì vậy cô khám phá điều gì làm cô sợ hãi. Cô cảm thấy mất mát khi gây đau khổ cho bản thân và người khác. Từ khi những thực hành hướng trái tim đến những điều tốt đẹp, mỗi khoảnh khắc trôi qua đều tạo cảm hứng.”

Buổi sáng sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma hoàn thành cuộc thảo luận tại Irvine, truyền thông đăng tin Ngài được giải Nobel hòa bình.

Nguồn: Lion Roar

Dịch bởi Yogavietnam