Liệu những thói quen tư thế có thể hủy hoại cuộc sống và sức khỏe của chúng ta về lâu dài. Trong bài viết này, Tom Myers chỉ rõ những thói quen tư thế sẽ dần dần trú trong hệ thống và kết cấu mạc.

Một khi điều này xảy ra, chúng ta sẽ bị kẹt trong những thói tật nhất định không phục vụ cuộc sống chúng ta. Những thói quen tư thế bắt đầu từ rất sớm, giống như một trò thử nghiệm đơn giản. Nếu bạn quan sát một đứa trẻ nhỏ, bạn sẽ thấy chúng thường xuyên thử nghiệm với môi trường xung quanh chúng. Một khi chúng thử rồi, chúng sẽ lặp đi lặp lại điều đó. Trò thử nghiệm đó đã trở thành một động tác hẳn hoi, động tác này đã được ghi nhận vào não. Rồi khi đứa trẻ lặp đi lặp lại hành động này, nó trở thành thói quen, và thói quen này càng ăn sâu vào não.

Sau đó thói quen này đòi hỏi một tư thế bỗ trợ cho nó, vì vậy cơ thể dần thay đổi để giữ được tư thế đó. Và nếu ai đó giữ một tư thế trong một thời gian dài, tư thế này biến thành kết tập. Và nó hiển nhiên là khắc ghi vào mạc. Đây là thanh kiếm 2 lưỡi. Trong trường hợp trẻ nhỏ, những thay đổi ở mạc cho phép cơ thể di chuyển linh hoạt và tự thân bỗ trợ về phương diện vật lý là những thay đổi tích cực. Nhưng nếu trong trường hợp cụ thể bạn đang đối diện với trầm cảm, bạn sẽ dễ mắc tật gù lưng về trước như thể bạn cần che giấu hoặc bảo vệ lồng ngực của mình. Toàn bộ phần còn lại trên cơ thể của bạn sẽ thay đổi thích nghi cho tư thế đó, và dần dần nó sẽ càng hằn sâu vào hệ thần kinh của bạn. Mạc sẽ định hình lại để giúp giữ tư thế đó, tạo dựng một kết cấu mới cho cơ thể bạn. Tình trạng này không chỉ làm gia tăng tác động tâm lý khiến bạn càng gù lưng thêm, dẫn đến hơi thở ngắn, cạn, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, hoạt động hóa chất ở não rồi dẫn đến chứng trầm cảm hoặc lo lắng nặng hơn. Hơn nữa, kết cấu mới mất cân bằng này sẽ tạo ra sự căng cơ mãn tính cho một số nhóm cơ nhất định. Chứng này gọi là thiếu máu cục bộ, góp vào 80% nguyên nhân của chứng đau cơ. Với chứng thiếu máu này, việc căng cơ khiến các mạch máu bị chèn ép và giảm việc tiếp máu và oxy, gây đau và tổn thương cơ thể.

Mấu chốt trong việc giảm chứng đau mãn tính là thường xuyên loại bỏ các thói quen vật lý xấu gây ra những hội chứng rối loạn và thay thế bằng các thói quen lành mạnh hơn. Khi chúng ta làm được điều này, chúng ta sẽ giảm tình trạng căng thẳng không cần thiết trong mô mềm ở cơ thể chúng ta – điều này không chỉ tác động lên cơ thể, mà còn tình trạng kết nối thân-tâm của chúng ta.  Vì vậy, yoga rất hữu ích, yoga có tác động trực tiếp lên mạc. yoga giúp chúng ta tháo gỡ các thói tật, vì chúng làm việc với mạc, và yoga cũng là phương thức làm việc nhanh hơn so với những phương thức khác chỉ tập trung làm việc với hệ thống thần kinh. Taichi và những cách thức rèn luyện khác cũng rất hữu ích và có lợi thế riêng của chúng. Nhưng lợi thế của yoga là yoga làm việc trực tiếp với kết cấu cơ thể và cả những kết tập từ thói quen. Vì vậy hãy từ bỏ kết tập của trầm cảm, của lo lắng hoặc bất kì một thói tật căng thẳng nào ảnh hưởng tiêu cực đến hình thể của chúng ta. Bạn cần đi thẳng vào mạc, và thay đổi tình trạng thần kinh thuộc về tư thế, đây là lúc chúng ta đi vào tầng rất sâu, và đôi khi theo hướng cảm xúc rất nhiều.

Một khi bạn tháo gỡ được những tập kết sâu đậm trong cơ thể mình, bạn sẽ có cơ hội trở lại để có những thử nghiệm mới, những thử nghiệm mà bạn không thể nào có được nào bạn mãi mắt kẹt ở kết cấu cũ. Ví dụ, khi bạn đã làm việc với mạc ở những vùng “dễ dàng” hơn, bạn có thể tiếp tục bắt đầu với việc phát triển một tư thế mới để có thể thở sâu hơn, và mở rộng lồng ngực hơn. Toàn bộ mạng lưới mạc sẽ tạo hình một kết cấu mới cho một tư thế, vóc dáng mới. Những ai đã làm việc thành công với cơ thể của họ, tháo gỡ những thói tật cũ và xây dựng thói quen mới nhận thấy có một sự chuyển đổi tương quan trong cách họ sống trong đời sống: họ cảm nhận theo một cách khác, họ tiếp cận cuộc sống theo một cách khác. “Bạn có thể thay đổi một con người bằng cách thay đổi vóc dáng?” Tôi sẽ trả lời rằng : có thể, bạn có thể, và mạc là một phần của sự thay đổi này.

Tuy vậy, mạng lưới mạc không thay đổi chỉ qua một đêm tỉnh giấc. Nó diễn ra chậm, nhưng nó sẽ thay đổi. Những kĩ thuật chăm sóc sức khỏe cơ thể như Rolfing là một cách thức giúp chầm chậm định hình lại mạc. Và yoga cũng làm được điều này. Nhưng khó ở chỗ là chúng ta phải học cách tiếp tục quan sát cơ thể một cách tổng thể và cân bằng, để chúng ta không tiếp tục gia tăng các thói quen cũ. Đây là điểm mà việc nhận biết cơ thể và mô hình Anatomy Trains có thể mang lại những công cụ hữu ích.

Nguồn_Yogauonline.com

Dịch_Yogavietnam