“Một trong những lời dạy quan trọng của Phật là về tính vô thường. Nghe qua điều này mang tính triết lý cao xa, nhưng thật ra vô thường là cách vạn vật tồn tại – bất cứ thứ gì, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Chấp nhận chân lý này sẽ mang đến niềm hạnh phúc to lớn cho chúng ta.”

Nếu ngẫm nghĩ, ta có thể nhận ra rằng được sống cuộc sống này là một điều kỳ diệu và tuyệt vời. Thật sự được sống là món quà quí giá nhất, mà ta có thể cảm nhận được, đặc biệt vào những ngày xuân này. Nhưng tôi đã mất vài năm thực hành thiền định và trải qua một trận đau tim trước khi thực sự hiểu được điều đó. Khi ra khỏi bệnh viện, tôi đã nghĩ, “Chà! Lẽ ra mình đã chết rồi. Phần còn lại của cuộc đời mình chính là một món quà.” Và rồi tôi bắt đầu ngộ: “À, ngay từ đầu nó đã luôn là một món quà mà tôi không bao giờ để ý đến cho đến khi nó gần như ra đi.”

Tôi cho là nhiều người trong chúng ta không nhận ra rằng được sống đã là một món quà. Làm thế nào chúng ta có thể không nhận ra được điều này nhỉ?? Có lẽ ai cũng coi sự sống là dĩ nhiên. Nhưng món quà này không phải là không có vấn đề của nó. Chính những vấn đề này khiến tôi nhận ra được sự tuyệt vời của cuộc sống, của việc được sống và tôi biết cách trân trọng cuộc sống này hơn. Cuộc sống là phù du, vô thường là một thực tế. Cuộc sống rất  đáng trân quý bởi vì chúng ta không thể xem thường nó. Khi chúng ta nhận ra điều này, chúng ta có thể thắc mắc: “Ồ, nếu cuộc sống của tôi là một món quà, tôi sẽ sử dụng nó như thế nào, tôi sẽ hồi đáp nó như thế nào, tôi sẽ thể hiện sự trân trọng như thế nào về nó, hoặc làm thế nào sống cuộc sống tuyệt vời và phù du này một cách trọn vẹn? ”

Trong “Tâm trí thiền zen, tâm trí của người mới bắt đầu”, Suzuki Roshi kể câu chuyện về bốn con ngựa. Một trong những chú ngựa sẽ bắt đầu chạy khi nhìn thấy cái bóng của roi da, ngay cả trước khi cái roi ấy thậm chí chạm vào nó. Con tiếp theo bắt đầu chạy khi cái roi da chạm vào lông nó. Con ngựa thứ ba sẽ chạy khi nó cảm thấy sự đau đớn khi cái roi quật trên da thịt. Và con ngựa thứ tư không thực sự chạy cho đến khi nó cảm thấy cơn đau thấu xương tủy. Cái roi này là gì đây? Cái roi này chính là sự biến hóa của cuộc sống, là một điều răn về tính vô thường. Một trong những lời dạy quan trọng nhất của Đức Phật là giữ cho vô thường để chúng ta nhìn thấy, nhưng thực sự đó là cách thức sự vật tồn tại  – bất cứ điều gì, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Có một bài kệ Pali diễn tả thế này:

Vạn vật vô thường

Chúng phát sinh rồi chúng trôi đi

Sống hòa hợp với chân lý này

Đem đến niềm hạnh phúc vô bờ

Nếu bạn nhìn thấy mọi thứ như cách nó tồn tại, “những thứ như-cách-nó-là” như Suzuki-roshi đã từng nói, bạn sẽ thấy rằng chúng phát sinh và chúng biến mất. Bí quyết là sống hài hòa với bản chất của sự vật; đau khổ của chúng ta đều đến từ việc mong muốn mọi thứ khác biệt với cái vốn dĩ của nó.

Có lẽ giống như con ngựa thứ tư. Tôi đã không nhận được sự tuyệt vời của cuộc sống cho đến khi nỗi đau thấm đến xương tủy. Nhưng cũng không quá tệ hại khi là con ngựa thứ tư vì khi nỗi đau thấm vào, bạn thấu hiểu được chân lý. Bạn sẽ không nghĩ, “Vâng, có lẽ chỉ là một số điều là vô thường, có thể đấy, nhưng không phải tôi. Có lẽ tôi sẽ sống mãi mãi, hoặc có thể bất cứ điều gì tôi yêu sẽ mãi mãi tồn tại, hoặc có lẽ sự vô thường không thực sự là chân lý. ”

Vì vậy, chúng ta có thể cố gắng mặc cả với sự vô thường hoặc phủ nhận nó. Nhưng bằng cách nào đó, nếu chúng ta may mắn, chúng ta sẽ hiểu được “mọi thứ-như-nó-là” và rằng đây thực sự là cuộc sống chúng ta đang sống. Sau đó, câu hỏi về cách chúng ta sống nó như thế nào trở nên thực sự cấp bách đối với chúng ta. Cuộc sống sẽ không kéo dài mãi mãi; tôi chỉ có một khoảng thời gian giới hạn để sống một cách tôi thấy thỏa mãn, thấy đúng, thấy dung hòa với mọi thứ. “Sống hòa hợp với chân lý này mang lại hạnh phúc lớn lao,” kinh Pali nói.

Lần đầu đến thiền đườngthiền, tôi  nghe thiền sư Suzuki-roshi nói, “Chỉ cần sống là đủ.” Điều đó đã đi qua tôi và nó có thể đi qua bạn. Tôi chỉ ra điều này để bạn có thể xem xét và quyết định nó có ý nghĩa gì với bạn. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta chỉ trở nên quan tâm về việc thực hành thiền hay theo đuổi bất cứ tôn giáo khi chúng ta bắt đầu gặp khó khăn trong cuộc sống và câu hỏi làm thế nào để sống với những khó khăn đó trở thành vướng mắc to lớn trong cuộc sống chúng ta.. Hoặc chỉ khi chúng ta có thể nhận ra rằng cách chúng ta sống hoặc những ý nghĩ thường trực không được ổn cho lắm.

Đầu buổi học, chúng tôi thường đọc bài kệ sau:

Một pháp lý vượt trội, thấu suốt và hoàn hảo

Trăm nghìn triệu kiếp mới có một

Để nhìn thấy, và lắng nghe, để nhớ và chấp nhận,

Tôi nguyện sẽ nếm trải sự thật trong những lời dạy của Như Lai.

Thiền sư Kobun Chino đã từng nói rằng khi bạn nhận ra cuộc sống của mình thật quý báu, và khi bạn hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về cách biểu hiện nó và cách bạn sống nó, đó là một trách nhiệm to lớn mà khi “một người như vậy ngồi xuống trong một lúc”! Ông tiếp tục, “Đây không phải là một hành động có tính toán, mà là một hành động tự nhiên.”

Một số bạn đã đến đây hôm nay để học về thiền định, về thiền ngồi zazen, để được chỉ dẫn cách ngồi. Vậy bây giờ, tại sao bạn cần được chỉ dẫn cách thức ngồi?

Đã có một người đàn ông Đan Mạch trẻ đến Tassajara trong những ngày đầu. Ông đến cổng và nói: “Tôi muốn vào và trở thành một thiền sư.” Người mà ông ta đang nói chuyện hỏi ông ta, “Ông có bao giờ ngồi chưa?” Tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của ông ta nên ông ta đã ngẫm nghĩ về câu hỏi và xem xét nó một chút, nhìn lúng túng. Cuối cùng ông đã tự đứng thẳng lên và nói, “Con người đều đã từng ngồi!”

Vậy, tại sao bạn cần phải được chỉ dẫn cách ngồi? Ngồi không có nghĩa là chỉ ngồi. Nó có nghĩa là ngồi hoàn toàn; không làm gì khác, chỉ cần ngồi. Bạn có thể nhận thấy rằng khi bạn ngồi xuống với ý đồ chỉ là ngồi, có rất nhiều điều diễn ra! Chúng ta không thực sự chú ý đến tâm trí của mình hoạt động như thế nào cho đến khi chúng ta ngồi yên với ý định không suy nghĩ có chủ đích gì. Mặc dù chúng ta không cố ý suy nghĩ, nhưng rất nhiều suy nghĩ cứ diễn ra! Tôi không biết tâm trí tôi hoạt động năng nổ thế nào cho đến khi tôi ngồi xuống với ý định chỉ là ngồi yên và tĩnh lặng và không nắm bắt những ý nghĩ phát sinh.

Vì vậy, một trong những lý do chúng ta cần chỉ dẫn cách thức ngồi là chúng ta cần phải biết những gì có thể hỗ trợ chúng ta trong việc cho phép những suy nghĩ bám theo, mà không phải bị vướng bận bởi chúng. Một cái gì đó như sự tập trung vào tư thế và vào hơi thở. Chú ý đến những gì đang xảy ra ngay tại đây và ngay bây giờ, đó là cơ thể vật lý, bất cứ cảm giác nào có thể có và hơi thở.

Hầu hết những điều đang diễn ra trong tâm trí của chúng ta không phải là về những gì đang xảy ra ngay tại đây và ngay bây giờ. Đôi khi bạn thử kiểm tra xem: hầu hết những điều đang diễn ra trong tâm trí bạn hoặc là đuổi theo sau quá khứ hoặc hướng tới tương lai. Hoặc lo lắng về tương lai và hối hận gặm nhấm quá khứ không ngừng. Và tìm ra người để đổ lỗi cho tất cả những khó khăn của chúng ta. Phải mất một thời gian dài để nhận ra rằng không có ai để đổ lỗi và sẵn sàng để được ở đây.

Gần đây tôi đã được mời tham gia vào một nhóm thảo luận tâm linh. Bạn tôi nói rằng nhóm sẽ chú ý đến những gì chúng tôi làm trong những tình huống mà đã có một sự mất mát thực sự, khi mọi thứ không còn như cũ. Một người bạn biết và yêu đã chết; bạn đã bị bệnh nặng hoặc tai nạn. Một cái gì đó đã gây ra một mất mát khủng khiếp mà không thể được phục hồi. Bạn xử lý như thế nào trong những tình huống như vậy?

Một số người trong nhóm đã trải qua những mất mát mà họ có thể liên tưởng đến câu hỏi trên, nhưng cuộc thảo luận thực sự là về cuộc sống họ đang sống như thế nào và về cách đạt được cảm giác dễ chịu hoặc bình tĩnh lúc này. Một người nói: “Mọi thứ bây giờ đều tốt đẹp với tôi, nhưng hôm nay tôi để ý rằng mặc dù mọi thứ đều ổn thì tôi cũng có chút phiền muộn lo lắng, không phải về bất cứ điều gì đặc biệt, và có vẻ thật kỳ lạ khi mọi thứ đều ổn.”

Lời người này vừa thổ lộ thể hiện điều răn dạy có đau khổ ở giữa niềm vui – sự lo lắng phiền muộn rằng mặc dù mọi thứ đang tốt đẹp, một cái gì đó có thể xảy ra và làm mất đi sự tốt đẹp đó. Có bất kỳ ai trong các bạn đã có trải nghiệm này? Đây là một trải nghiệm rất phổ biến của con người. Chúng ta luôn có những tưởng tượng khác nhau về tương lai làm sao lãng ta khỏi cuộc sống thực tại. Chỉ ngồi là gì, Thiền ngồi zazen là gì, là sống trong hiện tại để chúng ta thực sự có thể thể hiện cuộc sống quý báu này theo một cách mà ta cảm thấy đúng, cảm thấy thuận với hiểu biết nội tại của chúng ta về pháp, về chân lý. Ngay trước khi mất, William Butler Yeats nói, “Nếu tôi phải ghi lại bằng một câu, tôi sẽ nói rằng người ta có thể sống đúng như chân lý nhưng chưa chắc hiểu hết về chân lý, và tôi phải thể hiện chân lý với phần còn lại của cuộc đời mình.” Thiền sư Dogen Zenji nói về lời giáo huấn “Tôi nguyện không chê bai Tam Báu (Phật, Pháp, Tăng)” rằng: “Để giải nghĩa pháp với tấm thân này là điều quan trọng nhất. Đức hạnh của nó trở lại với đại dương của thực tế. Nó không thể hiểu được. Chúng tôi chỉ có thể chấp nhận nó với sự tôn trọng và biết ơn. “Nó không thể hiểu được. Chúng ta không thể biết nó. Điều không thể hiểu được thực sự là không thể hiểu được! Nhưng chúng ta vẫn cố gắng tìm cách để nắm lấy nó.

Trong bài giảng của ông tại trung tâm thiền định San Francisco trong loạt bài về “Đạo Phật ở ngưỡng Thiên niên kỷ”, Stephen Batchelor đã nói về việc sẵn sàng sống trong sự bối rối, sẵn lòng sống trong lĩnh vực không biết. Điều này khá khó khăn. Chúng ta có thể giải thích pháp với thân này, chúng ta có thể sống theo chân lý; chúng ta chỉ không thể nắm bắt nó. Cơ thể chúng ta có thể cho thấy khi nào Thiền sư  Kobun Chino nói đó là một trách nhiệm to lớn khi một cách tự nhiên con người thực hiện động tác ngồi một lúc. Chúng ta muốn hòa hợp bản thân một cách cẩn trọng đến cơ thể và trí óc của mình để có thể nhận thấy khi chúng ta không huận theo đúng ý định sâu xa nhất. Chúng ta muốn trau dồi sự hiểu biết mật thiết đó mà không cần lời nói và ý tưởng – một sự gần gũi với chính chúng ta – để có thể biết liệu chúng ta đang sống cuộc sống của mình theo cách mà chúng ta thực sự muốn hay liệu nó đang chệch hướng.

Chúng ta có thể làm được điều này bằng cách tự điều chỉnh trong bản thân, với bản chất con người cơ bản, mà đôi khi trong Phật giáo được gọi là tính Phật. Suzuki-roshi nói một con người khi thực hành bản chất con người thật là thiền rồi. Tính Phật không phải là điều huyền bí hay bí ẩn. Phật chỉ có nghĩa là thức; một người thức tỉnh. Chúng ta khám phá ra làm thế nào để thức tỉnh và điều chỉnh bản thân thuận với mục đích thực sự của chúng ta, với thực tại của chúng ta, với từ bi trí tuệ  vốn đã có trong mỗi chúng sinh, kể cả chính ta. Sự thật là tất cả đều là Phật, không ngoại trừ ai.  Và cũng không có ai là quá đặc biệt.

Nguồn bài viết: Lionroar

Nguồn hình ảnh: Internet

Dịch bởi: Yogavietnam.vn