Jessamyn Stanley mong các bạn ngừng gọi cô ấy là yogi – làm ơn và xin cảm ơn. Là một giáo viên yoga 31 tuổi đến từ North Carolina, Hoa Kỳ, người từng thà tè ra quần khi đang savasana còn hơn phải ngừng dạy lớp hot-yoga ở London, cô đang gặp ít phiền toái với chút danh tiếng có được khi mọi người bắt đầu nhận ra cô ở siêu thị Whole Foods, tại sân bay, Sở quản lý cơ giới và đôi khi đâu đó trên đường.

“Đó là cảm giác kì lạ khi bạn là một đứa trẻ béo phì được những đứa trẻ thon thả muốn làm quen,” cô nói.

“Cô có phải là cô giáo yoga trong quảng cáo băng vệ sinh không?” Người ta bắt đầu hỏi khi cô làm người mẫu cho một quảng cáo của hãng Kotex. “Hey, cô là yogi trên Instagram đúng ko?” Những câu hỏi này đôi khi cũng cho cảm giác không ngừng nghỉ. Đúng là tài khoản Instagram của Stanley (với hơn 400,000 lượt theo dõi và đang tăng dần) có đầy hình của cô trong trang phục lót, thực hành các tư thế yoga khó nhằn, nhưng cô nói sự nổi tiếng và các hình thức thể hiện cái tôi ngập tràn mạng xã hội hoàn toàn tỷ lệ nghịch với lối sống yogi mà cô hướng tới. Vậy mọi người có thể thả lỏng và để cô sống cuộc đời cô muốn không?

Dù thích hay không thì Stanley cũng đã thu hút được một lượng đông đảo sự chú ý trong vài năm ngắn ngủi. Từ năm 2015, cô đã được công nhận bởi các tạp chí truyền thông tên tuổi như Forbes, Bon Appetit và USA Today- và năm ngoái cô trở thành người phát ngôn yoga cho tờ New York Times. Chương trình podcast của cô, Jessamyn Giải Thích Mọi Điều, đang bắt đầu mùa ghi âm thứ 2 và cô cũng chuẩn bị thành lập chương trình web series trong đó cô đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như việc hợp thức hoá cần sa và những khuyết điểm của chế độ hôn nhân một vợ một chồng (vị khách mời đầu tiên sẽ là giáo viên yoga kiêm nhà tuyên truyền vận động cho thái độ tích cực với thân thể Dana Falsetti)

Stanley tin rằng người ta chú ý bởi vì họ không quen với hình ảnh một người phụ nữ da đen béo phì thực hiện được các tư thế yoga khó, và môi trường yoga ở Mỹ theo lời cô thì “bắt nguồn sâu sắc từ sự tối cao của người da trắng”. Cô không bị kiểm duyệt trong các bài phê bình về yoga hiện đại ở phương Tây và về các hình thức áp bức, miệt thị cơ thể mà cô gọi là “tiêu chuẩn sắc đẹp lấy người da trắng làm trung tâm”. Cô thường xuyên gọi bản thân là “béo mập”- trong các bài viết Instagram của mình; trong quyển sách Mọi người đều tập Yoga xuất bản năm 2017; và trong các cuộc đối thoại để coi đó là hình thức lấy lại chủ quyền một từ ngữ thường được dùng để miệt thị những người nó nhắc đến. Cuối cùng hết, cô là người phụ nữ trên con đường thập tự chinh loại bỏ mọi kỳ vọng về cơ thể yoga và cổ vũ cho những người thường không thấy mình được phản ánh trong môi trường yoga có thể bước tiếp.

Stanley mở tài khoản Instagram không phải muốn quảng bá hình ảnh một yogi mập mạp, mà muốn thu thập thêm phản hồi về các bài thực hành tại nhà cô thực hiện từ năm 2012. Cũng giống như những người thực hành yoga khác, cô chưa bao giờ thực sự thoải mái trong lớp học công cộng, cô thường nép mình ở góc xa lớp học nhất mơ là mình đang tàng hình – một hình ảnh hoàn toàn trái ngược với những gì cô đang thể hiện hiện nay. Nhưng lúc đó, cô cảm thấy không an toàn và lạc lõng, sau khi ngừng ngang chương trình cao học tại trường Đại học Nghệ thuật North Carolina, vì vậy cô tập yoga tại nhà cho an toàn. Cô tận dụng danh sách tư thế yoga của Yoga Journal và lớp học online của Kathryn Budig và Amy Ippoliti để theo dõi sự tiến triển của bản thân. “Nhưng phản hồi tôi nhận được từ mọi người lại không phải là nhận xét về bài tập, mà là Ôi trời ơi. Tôi không biết người béo cũng tập yoga được,” cô kể. “Và tôi phản ứng “Tại sao bạn nghĩ người béo không tập yoga được? Người béo làm được mọi điều bất cứ lúc nào.” Đó là lúc cô nhận ra cơ hội đặc biệt để thể hiện bài tập yoga thực thụ, “những vết sẹo và tất cả,” cô nói.

Với giọng nói cao, hệ thống truyền thông mạnh mẽ, và thái độ nghiêm túc, cô giáo yoga và người lãnh đạo suy nghĩ tân thời đã cho thế giới biết ai cũng có thể tập yoga.

Cho đến khi cô tham gia lớp đào tạo giáo viên yoga 200h tại Asheville, North Carolina tháng 3/2015 thì cô đã có một lượng theo dõi khá nhiều cùng sự quan tâm từ truyền thông báo chí. Vào tháng 1 cùng năm, tạp chí People đăng bài về “một phụ nữ tự nhận béo” với 29,000 người theo dõi trở thành “ngôi sao yoga của Instagram.” Trong bài báo, cô nói về kế hoạch gọi vốn tài trợ cho chi phí học YTT. “Rõ ràng là người ta có nhu cầu” cô giải thích “Người ta cần ai đó trông giống như họ – hoặc ít ra không giống như những người khác – hướng dẫn họ làm cái cần làm.”

Nhưng khi chúng tôi ngồi đối diện nhau ăn bánh uống latte vào một buổi sáng tháng Mười ở Durham, nơi cô sống với bạn đời và 3 chú mèo, cô lại nói cô chưa bao giờ có cảm hứng muốn trở thành giáo viên yoga. “Có quá nhiều người yêu cầu tôi làm điều đó,” cô nhớ lại. “Nhưng tôi không hiểu tại sao tôi cần phải là người đi dạy.” Thay vào đó, cô chu đáo trả lời cho fan hâm mộ bằng cách tìm hiểu và đề xuất những giáo viên cô cho là tốt ở vùng họ sống. Mãi đến khi cha cô, người từng không ủng hộ việc cô tập yoga, lại đồng ý tài trợ cho khoá học YTT thì lúc đó cô mới thực sự nghiêm túc với việc dạy. “Ba mẹ tôi không có sẵn $3000 để chi ra,” Stanley nói “Để ông có thể cảm thông như vậy, tôi nhận ra là có một lý do to lớn hơn.”

Stanley nói cuộc đời cô có thể chia thành 2 giai đoạn trước và sau khoá học YTT “Trong khoá học tôi có một vài trải nghiệm làm mở rộng tâm hồn tôi,” cô nói “Tôi có thể thấy nhiều điều tôi đã giấu kín khỏi bản thân, và tôi hiểu cách dạy mọi người sẽ là thành thật sống với yoga và toả sáng, càng nhiều càng tốt, rọi đến những không gian tăm tối, xấu xí và phức tạp và phản chiếu nó cho mọi người. Đối với tôi, dạy tức là như vậy. Thay vì đó là một chọn lựa sự nghiệp, đó là một sứ mệnh. Tiếng gọi hành động. Điều lèo lái mục đích cuộc sống. Khi tôi kết thúc khoá học, tôi như thể “OK, đã đến lúc tìm đến những người trước đây tìm đến mình.”

Và cô đã làm vậy. Stanley dành gần như mỗi cuối tuần chạy xe trên đường để đến đường những vùng mà các học viên ở đó đã liên hệ cô vì sự chân thật không màu mè và phong cách thực hành thẳng thắn. “Cô ấy rõ ràng là có phương pháp tiếp cận kiên định mà tôi rất ngưỡng mộ,” ngôi sao yoga Kathryn Budig nói. “Tôi nghĩ chúng ta đã tiến tới giai đoạn mà người ta cần ít đi cao độ và cần nhiều hơn sự chân thật, và cô ấy đưa ra những thông điệp cô ấy muốn một cách rõ ràng, không trộn lẫn.”

Mục tiêu cuối cùng của Stanley là có thêm nhiều lớp học đa dạng cơ thể để bất cứ ai cũng có thể tiếp cận khi cần – và cho những ai chưa nhận ra họ cũng cần nó nếu sự hiểu được yoga là gì. Ứng dụng yoga mới của cô – The Under Belly, sẽ được giới thiệu đầu năm nay, giúp lớp học của cô tiếp cận bất cứ ai có smartphone hoặc máy tính. Stanley nhận thấy ứng dụng này cũng cần phải trả phí, nhưng cô đã làm điều tốt nhất có thể. Cô cũng  cần nguồn thu nhập để chi trả chi phí.

Trong ngày cuối cùng, tôi hỏi về những hình xăm trên cánh tay cô trông như bản nhạc. Một trong số đó là khẩu hiệu bang North Carolina, Esse quam videri, tiếng La Tinh nghĩa là Hãy tồn tại, thay vì trông có vẻ. “Cô ấy không quan tâm đến việc sự vật nhìn như thế nào hay trở thành một người biểu diễn yoga,” Sage Rountree, đồng sáng lập Carolina Yoga Company, nơi Stanley từng dạy nói “cô ấy tập trung nhiều vào việc chân thật hơn là cố tạo nên một hình ảnh trông giống thật.”

Và đó chính xác là lý do tại sao Stanley muốn mọi người ngừng gọi cô là yogi. Những yogi thực thụ, cô nói, sống trong trạng thái tách biệt vĩnh viễn với sự sở hữu vật chất, với sự lo lắng, với sự phán xét. “Sẽ là xúc phạm và kì quặc nếu nói tôi đã tìm được phương pháp xử lý, hoặc buông bỏ những chấp chước như vậy,” cô nói. Nhưng hey, cô ấy đang cố gắng vì điều đó.

Nguồn: Yoga Journal Singapore

Dịch bởi Yogavietnam