Ann đang bị phê bình tại công ty. Thật ra, cô ấy luôn bị mắng, nhưng những tuần gần đây càng tệ hơn nữa. Kết quả là, mối quan hệ của cô và chồng đang muốn cháy khét, và dù anh đã tỏ ra kiên nhẫn hết sức, anh vẫn than phiền về việc bị làm ngơ, và tức giận vì cô quá chú tâm vào công việc. Cô cố gắng xoa dịu anh – một bữa tối thứ Sáu lãng mạn, một buổi leo núi cuối tuần – nhưng anh biết và cả cô cũng biết điều đó thì không đủ. Và ngay cả khi họ bên nhau cô cũng tỏ ra cáu kỉnh và lo lắng và cũng chẳng vui vẻ gì dẫn đến những cuộc cãi cọ đốp chát, ngốc nghếch trong xe hơi, hoặc ở nhà hàng.

Rồi thời gian riêng cho cô – cái đó là gì vậy?

Với rất nhiều người trong chúng ta, cuộc sống giống như trò tung hứng không ngừng nghỉ – công việc, các mối quan hệ, con cái và cha mẹ già. Bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, luôn trong trạng thái kiệt sức, định kỳ bùng nổ. Không phải bạn đang điều khiển dòng chảy cuộc đời bạn đâu, mà bạn đang chết chìm trong đó đấy.

Khi các nhu cầu gia tăng, bạn rất dễ dàng bị tầm nhìn hình ống (tunnel vision). Tức là bạn tin một cách sai lầm rằng vấn đề của bạn chính là hoàn cảnh gây ra – yêu cầu công việc tuần này, lịch trình chi chít của con cái, một ngọn núi bạn cần leo qua – nhưng như chú gấu trong bài hát thiếu nhi, luôn phải có một ngọn núi khác nữa để vượt. Giống như nhiều thứ trong cuộc sống, vấn đề thực sự không phải là hoàn cảnh mà là cái cách bạn phản ứng với nó. Bạn liên tục ở trong chế độ phản ứng thay vì trong chế độ chủ động. Bạn luôn cố gắng dập tắt ngọn lửa mới nhất, xử lý bánh xe đang kêu, nhưng ngọn lửa không bao giờ tắt, bánh xe không bao giờ được bôi trơn.

Đã đến lúc thay đổi phương pháp. Sau đây là một vài lời khuyên giúp bạn lấy lại được sự kiểm soát.

#1.  Lùi lại

Để bù đắp tầm nhìn hình ống (hay còn hiểu là sự phiến diện, không có khả năng nắm bắt những hàm ý rộng lớn hơn của hoàn cảnh), để nhìn mọi thứ với quan điểm thực tế hơn, bạn cần phải lùi lại. Hãy bắt đầu bằng việc dành khoảng một tiếng mỗi tối Chủ nhật và hướng về tuần tới. Chuyện gì sẽ xảy ra? Tuần này mình ăn gì?

#2. Ưu tiên

Khi bạn đang xử lý công việc vào ngày thứ Hai, mọi thứ dần mờ đi, nỗi lo lắng diễn ra như cái gì cũng đều quan trọng như nhau. Hãy dành thời gian ngày cuối tuần, sử dụng bộ não có lý lẽ của bạn và đánh dấu ưu tiên cho những việc sắp diễn ra. Kiềm chế cảm xúc, sự thúc giục rằng mọi việc đều quan trọng. Không phải như vậy đâu, mặc dù bạn cần phải sắp xếp lại và ra những quyết định khó khăn. Nếu cần, hãy bàn luận với ai đó để giải quyết nó.

#3. Giao việc

Nếu bạn là một kẻ đam mê kiểm soát, nếu bạn tin rằng bạn là người duy nhất có thể làm tốt công việc, vậy thì bạn đang nắm giữ bí quyết khiến cho mình luôn kiệt sức và tức giận. Đó cũng là những thứ gây ra bởi sự lo lắng và ko tin tưởng người khác của bạn.  Đến lúc cần dẹp bỏ thói quen này. Hãy bắt đầu chậm, bắt đầu với những việc ít ưu tiên hơn và giao chúng cho người khác – đồng nghiệp, người thân. Không, họ có thể làm không tốt như bạn muốn, nhưng cũng…đâu quá tệ.

Một lần nữa, đây không phải do hoàn cảnh gây ra. Thách thức tâm lý ở đây là học cách buông ra và nhận ra rằng những thứ khủng khiếp mà sự lo lắng của bạn đang nói sẽ xảy ra, không đâu. Bạn sẽ chỉ khám phá điều này bằng cách chấp nhận rủi ro. Hãy tự động viên mình khi làm điều đó.

#4: Giải quyết vấn đề

Bạn đang muốn xử lý những việc to lớn trong khi có việc khác cứ bấu chân bạn như con chó nhỏ chi hua hua sủa liên hồi. Nếu lo lắng cho tình trạng sức khỏe của bà Nội từ khi bà xuất viện? Hãy gọi nhanh cho bà hoặc gửi email.

Chìa khoá giải quyết vấn đề ở đây là đừng chần chừ, rồi lạc lối trong vòng lẩn quẩn phải làm đúng, hãy giải quyết triệt để. Hành động liền, giải quyết luôn. Nếu cần thì bạn có thể làm thêm hoặc chỉnh sửa sau.

#5. Giải quyết những khuôn mẫu lớn

Ở đây Ann cần nói chuyện với chồng mình không phải về áp lực công việc, mà là về số lượng công việc đang dồn cho cô tại công ty. Hoặc cô có thể ngồi xuống nói chuyện nghiêm túc với chồng không phải về cuộc cãi vả trong xe hơi, mà là về anh ấy hoặc kỳ vọng của cô về mối quan hệ của hai người. Những việc này sẽ đưa tới những kết quả khác và những việc này cần xử lý trước.

#6. Sắp xếp thời gian cho bản thân

Khi người ta nói họ không có thời gian ngồi thiền, tập yoga hoặc thể thao là khi, một cách khác thường, họ cần thực hiện những điều này hơn cả. Ở đây bạn hãy dùng sự điên cuồng của bạn như một dấu hiệu cho thấy bạn cần dành thời gian cho việc chăm sóc bản thân. Và bạn cần quay lại điều số 5.

#7.  Tách bạch “nên” và “muốn”

Cuộc sống luôn thúc đẩy khi con người dựa vào những điều “nên làm” – cái giọng nói nhiếc móc, tự chỉ trích trong đầu bạn có cả đống thứ yêu cầu bạn nên làm. Nếu bạn không thực hiện, và đặc biệt khi bạn là kẻ ham kiểm soát, bạn không những bị điều khiển mà còn thường phải đấu tranh với chứng trầm cảm, lo lắng và tội lỗi. Cách thoát ra là bước lùi lại từ những điều nên làm và bắt đầu thay thế chúng bằng những điều bạn muốn.

Có thể đó là những mong muốn nhỏ nhoi, như ra ngoài ăn trưa thay vì ăn tại bàn làm việc, nhưng cũng có thể là những mong muốn to lớn hơn như có thêm thời gian cá nhân cho mối quan hệ của bạn hay có công việc mới vẫn thách thức nhưng ít căng thẳng hơn. Cũng như giao việc, tất cả là cần thay đổi hình mẫu, những thứ làm thay đổi cảm xúc, làm chậm lại chế độ tự lái. Hãy bắt đầu bằng việc hỏi mình ngay lúc đó, ngay bắt đầu ngày, bắt đầu tuần, mình muốn gì?

#8. Lập tầm nhìn cho cuộc sống

Bạn có thực sự muốn làm công việc này? Có mục tiêu nào khác bạn muốn thực hiện? Có phải mối quan hệ này cho bạn cái bạn muốn? Có nên thay đổi nó hoặc bỏ nó luôn? Bạn muốn làm gì trong một năm, 5 năm, 10 năm tới? Nghĩ những điều lớn lao hơn sẽ giúp thay đổi tầm nhìn hình ống, mà còn cho bạn ánh sáng cuối đường hầm. Nó giúp bạn phân biệt công cụ và kết thúc, kiểm kê được những việc cần ưu tiên.

Đây là cuộc đời bạn. Bạn có đang vận hành nó như cách bạn muốn? Bạn có sẵn sàng lấy lại cân bằng và làm chủ cuộc đời mình.

Nguồn: Psychology Today

Dịch bởi Yogavietnam