Antifragile là thuật ngữ được biết đến rộng rãi qua cuốn sách bán chạy cùng tên của tác giả Nassim Taleb, “ một trong những nhà tư tưởng hàng đầu thời đại chúng ta, trình bày cách làm thế nào để vươn lên trong một thế giới đầy bất trắc. Trong ngữ cảnh nội dung cuốn sách, ANTIGRAGILE được dịch tiếng Việt KHẢ NĂNG CẢI THIỆN NGHỊCH CẢNH, là khả năng vượt qua được áp lực, căng thẳng, xáo trộn, biến động và hỗn loạn để không những tồn tại, phát triển mà còn hưởng lợi từ những nghịch cảnh đó. 

Trong khuôn khổ bài dịch và kiến thức hạn hẹp của người dịch, xin tạm dịch ANTIGRAGILE là khả năng vượt qua sự yếu đuối (yếu kém, chủ yếu được xem xét ở khía cạnh thể chất)

Ai cũng thích sự dễ chịu, êm ái. Đời sống ngày nay có quá nhiều thứ tiện lợi. Như bất cứ khi nào đói chúng ta đều có thể ăn thứ gì đó. Khi nóng quá hoặc lạnh quá chúng ta đều có giải pháp tránh nóng tránh lạnh. Thậm chí trong đi lại, chúng ta cũng có thể mang những đôi giầy sức khỏe hỗ trợ hõm bàn chân giúp trợ lực trên từng bước chân của chúng ta. Tất cả nhằm mục đích mang lại sự thoải mái và dễ chịu cho cuộc sống.

Nhưng trong khi hầu hết đều ưa thích cảm giác dễ chịu, rất ít người nhận ra sự dễ chịu này có cái giá của nó.  Sự dễ chịu, sự thoải mái thật ra làm chúng ta yếu đi. Ngày nay có một thuật ngữ bạn có thể chưa nghe bao giờ. Đó là khái niệm “khả năng vượt lên nghịch cảnh” “Antifragile” do Nassim Taleb đưa ra.  Hãy cũng nhau xem xét việc tập luyện yoga có thể làm chúng ta yếu đi và làm sao để chúng ta có khả năng vượt qua sự yếu đuối, antifragile.

Độ khỏe của các mô trong cơ thể con người chúng ta có thể biểu thị bằng một sơ đồ, chúng yếu ớt ở đầu chặng này, khỏe mạnh ở chặng giữa, và vượt ngưỡng yếu kém ở đầu chặng kia. 3 sơ đồ bên dưới minh họa cho sự tương quan giữa mô khỏe (xem trục đứng) và áp lực, độ căng (xem trục ngang). Chúng ta đều biết về sự yếu ớt: Nó có nghĩa là mỏng manh, yếu đuối, dễ vỡ, dễ bị hỏng và tổn thương. Một tách trà gốm sứ rất mỏng manh:  đánh rơi nó, nó sẽ vỡ. Điều này được thể hiện trong hình 1 với hình ảnh quả núi lớn gần gốc của 2 trục, có nghĩa chúng ta không cần nỗ lực gì nhiều để phá vỡ một thứ bản chất đã rất yếu ớt, mong manh. Ngược lại sự mạnh mẽ có nghĩa là khoẻ mạnh và cứng rắn: Rất khó để tiêu diệt cái gì đó mạnh mẽ. Một cốc kim loại rắn: đánh rơi nó, nó chỉ nẩy chút ít. Hình 2 minh họa cần bao nhiêu lực/sức căng để khiến một thứ mạnh mẽ thoái hóa. Nhưng mạnh mẽ không phải là đối nghịch với yếu kém.  Vượt ngưỡng yếu kém mới là đối nghịch với yếu kém.

Hình 1_ Fragile – Một áp lực nhỏ cũng đủ tổn thương đối tượng

Hình 2 _ Tình trạng khỏe mạnh – Sức khỏe không bị ảnh hưởng bởi áp lực (tới một mức giới hạn nhất định)

Hình 3 _ Khả năng Antifragile – không có áp lực hoặc áp lực quá nhiều đều bất lợi cho sứa khỏe, một áp lực hợp lý có lợi cho sức khỏe

Một đối tượng khi tăng khả năng vượt ngưỡng yếu kém sẽ trở nên khỏe mạnh hơn và có khả năng chịu áp lực tốt hơn, có thể đến áp lực giới hạn tận cùng của đối tượng đó.  Hãy cùng quan sát hình 3.  Đường cong trong hình 3 có 3 đoạn: bên trái là một đoạn trũng, thung lũng của sự dễ chịu, nơi không có nhiều áp lực, độ căng cần thiết cho mô cơ của chúng ta, các mô ở đây sẽ dần trở nên yếu kém, teo dần . Ở bên phải cùng là Vùng đất đầy Áp lực – nơi diễn ra quá nhiều áp lực, sức căng lên cơ thể chúng ta, các mô cơ sẽ dẫn bị mòn, thoái hóa và hư hại.  Giữa hai thái cực này là sự xuất hiện của Eustress, vùng diễn ra những căng thẳng tốt, lành mạnh và cần thiết. Ở đây cơ thể phản ứng và hồi phục từ sự căng thẳng, làm cho các vùng cơ thể đã vận động trở nên có ích hơn trong việc phát huy chức năng của chúng.Một vật có tính mạnh mẽ như một cái máy hay một tảng đá, một chiếc xẻng, có thể chịu được hầu hết tất cả các áp lực, đến một giới hạn rất cao và không bị hề hấn gì đến tình trạng của chúng. Mặt khác, một  thể sống, có khả năng vượt ngưỡng yếu kém, có nghĩa là áp lực khi đẩy đến một giới hạn hạn nhất định sẽ giúp cải thiện sức khỏe của thể sống đó.

Căng thẳng thường bị xem là tiêu cực: Nhưng nó không phải là xấu, nó tùy thuộc vào giới hạn và trường hợp.  Trường hợp cơ thể chịu quá nhiều áp lực, độ căng, cơ thể sẽ chịu đau (căng thẳng có hại) đó là dấu hiệu của cơ thể bị căng thẳng quá mức và mô khó có thể phục hồi. Tuy nhiên, một số căng thẳng là cần thiết trong cuộc sống: căng thẳng có lợi được gọi là eustress, và tất cả chúng ta cần loại căng thẳng này.  Eustress thách thức chúng ta, khiến chúng ta không được thoải mái, nhưng nó thật sự là căng thẳng lành mạnh. Trong khi đó căng thẳng có hại tổn thương cơ thể, gây cảm giác đau cho cơ thể. Không có lý do hoặc lợi ích gì để chúng ta để cơ thể mình bị tổn thương cả.

Hãy thử xem 2 ví dụ dưới đây về sự dễ chịu làm chúng ta yếu ớt thế nào nhé:

Chúng ta hay chèn các miếng lót trong giày để hỗ trợ hõm bàn chân mang lại sự thoải mái trong đi lại. Điều này có nghĩa là dây chằng, mạc và xương của bàn chân chúng ta không được làm việc, không còn chịu áp lực ở mỗi bước đi vì đã có miếng vòm lót làm nhiệm vụ chịu lực. Điều này lâu ngày khiến các mô ở khu vực bàn chân teo mòn đi: bàn chân trở nên yếu hơn; thực tế là về sau hầu hết những người đã từng mang giày kiểu này luôn phải lệ thuộc vào kiểu giày này đễ hỗ trợ hõm chân của họ trong đi lại vì bàn chân của họ đã trở nên quá yếu.

Chúng ta tận hưởng cách chúng ta ăn uống hàng ngày bao gồm ba bữa ăn chính, một vài bữa ăn nhẹ trong ngày, và thậm chí có thể là một bữa ăn nhẹ nửa đêm. Bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy chán chường, chúng ta ăn. Điều này là cũng khiến chúng ta yếu đi. Cơ thể con người chúng ta tiến hóa và phát triển vào những giai đoạn thiếu thốn thức ăn. Ở đây không có ý nói đến nạn đói, nhưng thực tế ngày xưa ông bà tổ tiên chúng ta có thể sống mà không ăn trong 1 hoặc 2 ngày. Nếu chúng ta thử nhịn ăn 1 hoặc 2 ngày một lần trong vài tuần, cơ thể chúng ta sẽ diễn tiến những điều thú vị: cơ thể rõ ràng cần nhiên liệu và thức ăn, và nếu nó không đến từ thức ăn bên ngoài, cơ thể sẽ tìm nguồn bổ sung từ chính tế bào của mình. Bây giờ, mỗi cơ thể chúng ta có những tế bào khỏe mạnh và không khỏe mạnh, thậm chí có cả những tế bào tiền ưng thư. Chúng ta sẽ chọn loại bỏ những tế bào nào? Rõ ràng là các tế bào có khả năng gây hại. Nhưng, nếu chúng ta không bao giờ đói, những thành phần già yếu bệnh tật kia vẫn bám dính trong cơ thể và trở nên nguy hại về sau. Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ mắc bệnh ung thư vú đã nhịn ăn 13 giờ một ngày có tỷ lệ tử vong thấp hơn 21% so với những phụ nữ không nhịn ăn lâu. Thật ra điều này không quá khó. Chúng ta chỉ nhịn ăn từ 7 giờ tối hôm nay đến 8 giờ sáng hôm sau. (Và chúng ta ngủ trong phần lớn khoảng thời gian này). Rõ ràng cảm giác đói không hề dễ chịu, nhưng nỗ lực hàng ngày giúp chúng ta ANTIFRAGILE (khó chịu, nghịch cảnh, nhưng có lợi cho sức khỏe), có khả năng cải thiện nghịch cảnh. Nhưng xin nhớ, đừng cực đoan: Không có áp lực hoặc quá nhiều áp lực, chúng ta không khỏe mạnh được. Có khả năng chịu được một áp lực vừa phải là tốt nhất.
Những ví dụ về khả năng chịu áp lực là vô tận. Nhưng giờ chúng ta hãy bàn về việc tập yoga liên quan thế nào đến khả năng này.

Nguy hiểm là ở đây: Nhiều giáo viên và học viên yoga cho rằng không áp lực, không căng thẳng mới là tốt, là khỏe mạnh. Nếu ai đó bị chấn thương, họ thường được khuyên nghỉ ngơi, không vận động, để mọi thứ tự lành lại.  Nhưng nếu chúng ta không tạo lực căng, không tạo áp lực vừa phải đến vùng bị chấn thương, các mô ở đây sẽ teo mòn. Việc teo mòn xảy ra khi mô không được sử dụng, không được vận động và bị để vào tình trạng “lãng phí”. Cái gì trở nên lãng phí sẽ dần teo mòn. Điều này xảy ra với xương và cơ của các phi hành gia khi họ sống ở ngoài không gian trái đất: không còn trọng lực, họ hoàn toàn không chịu một áp lực nào, một sự căng nào lên cơ thể, các mô và cơ của họ trở nên giảm về số lượng và yếu đi về chức năng. Chúng bị teo. Vấn đề này tạo cái vòng lẩn quẩn. Cơ thể thụ động làm mô yếu, mô yếu không chịu được áp lực, dẫn đến chúng ta ù lì hơn, thụ động và cần nghỉ ngơi hơn, cuối cùng khiến mọi thứ trở nên yếu ớt, mệt mỏi hơn.  Một nghiên cứu quan trọng năm 1999 cho thấy bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường không phải là điều tốt cho bất kỳ việc điều trị nào. Vì vậy, ngay cả khi cơ thể chúng ta bị tổn thương, chúng vẫn cần áp lực.

Hình 4 _ Đường cong Antifragile vẫn có tác dụng trên cả những mô bị tổn hại, tuy nhiên lưu ý không tạo quá nhiều áp lực ở giai đoạn này

Tuy nhiên, mấu chốt là ở đây – ngay tại điểm áp lực cực độ (điểm C ở hình 3), nơi mà giới hạn đi xa hơn chút nữa là chúng ta sẽ rơi vào vùng đất của áp lực có hại. Nhưng điểm này cũng khác nhau cho từng người, thậm chí cho từng ngày trên cùng 1 cơ thể, và chắc chắn là điểm giới hạn chịu đựng này thay đổi khi cơ thể chúng ta bị bệnh hoặc tổn thương, cũng là lúc điểm giới hạn này dịch hẳn sang bên trái (như trong hình 4). Lúc này chỉ cần chịu một áp lực nhỏ, là chúng ta có thể vượt qua điểm giới hạn này. Ngay lúc chúng ta có vấn đề về sức khỏe và cơ thể, khoảng cách giữa điểm A không một chút căng thẳng và điểm C, căng thẳng tột độ sẽ thu ngắn. Nhưng chúng ta vẫn cần eustress (căng thẳng có lợi). Vậy câu hỏi tiếp theo là “Làm thế nào để chúng ta biết được căng thẳng mức nào là đủ, mức nào là tột độ?”

Câu trả lời là, “hãy chú tâm”. Đây là chìa khóa cho thực hành yoga của chúng ta. Trong khi giữ tư thế, chúng ta hãy học cách cảm nhận khi nào chúng ta tiến gần đến ngưỡng chịu đựng áp lực các các mô trong cơ thể mình. Chúng ta hãy khám phá cái ngưỡng, cái giới hạn đó, nhưng đừng bao giờ vượt qua nó. Lý tưởng nhất là chúng ta đến gần cái ngưỡng đó rồi lùi lại một chút. Không cần phải đúng ở điểm B của hình 3: nơi đã quá gần với ngưỡng và quá nguy hiểm. Lùi lại một chút không sao cả, vì bạn vẫn đang ở trong vùng của eustress (căng thẳng có lợi). Vào thời điểm này, bạn có thể hơi khó chịu và bị thách thức. Nhưng khi ý thức được cái đau, là bạn đã quá xa; hãy dừng lại ở đó! Tuy nhiên, khi chúng ta bị thương dù là kiểu gì, chúng ta vẫn cần khám phá cái ngưỡng chịu đựng mới này của mình. Chúng ta vẫn cần một mức độ căng thẳng nhất định. Ngay cả người bị loãng xương ở đốt sống, họ vẫn cần tập cho cột sống, tạo áp lực cho các đốt sống, nếu không chúng sẽ bị yếu đi. Những học viên với những bệnh lý hoặc chấn thương nào đó, cần phải phát triển khả năng cảm nhận và ý thức tốt đế biết khi nào họ đến quá gần với điểm C, điểm của ngưỡng chịu lực.

Với những học viên có vấn đề về tình trạng sức khỏe, giáo viên thường lo ngại, khuyên học viên không nên làm gì cả.  Vì vậy những tư thế như bồ câu, đứng bằng đầu được giáo viên khuyến cáo là không nên tập hoặc nên tập một tư thế khác. Có những giáo viên quả quyết rằng mỗi khi học viên gập lưng về trước, đầu gối phải co. Nhưng thực tế là khi chúng ta cho rằng bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi mọi tổn hại là lúc cơ thể chúng ta bị tổn hại vì chúng đang trở nên yếu kém.

Mục đích bảo vệ cơ thể không có gì sai.  Nhưng việc chúng ta không tạo điều kiện cho cơ thể vận động chỉ với lý do vận động sẽ khiến cơ thể bị tổn thương là nông cạn. Mọi thứ trong cuộc sống không phải là hoặc đúng hoặc sai, không phải hoặc vận động hoặc không vận động, không mang tính nhị nguyên. Lời đáp là tìm vùng của eustress (căng thẳng có lợi): đó là thách thức mang tên Goldilocks, ở vùng mà căng thẳng không phải là quá nhiều, và không quá ít. Khi chúng ta tìm được vùng đó, chúng ta đang ở trong quá trình xây dựng khả năng vượt ngưỡng yếu kém.

Nguồn_Yoga International

Dịch Yogavietnam