Santosha là Niyama thứ hai trong Tám nhánh Yoga của Patanjali – được dịch khái quát là sự bằng lòng.

Các Niyamas đưa chúng ta tới một mối quan hệ tích cực hơn với chính mình, điều này quan trọng bởi vì ta không thể nào tạo lập mối quan hệ bền vững và nguyên chất với những người khác cho đến khi sự kết nối với chính ta mạnh khỏe lên. Santosha thường được dịch là “sự bằng lòng”, và như ta đều biết – bằng lòng chấp nhận không phải là một điều dễ dàng…

Câu “Tôi sẽ hạnh phúc khi…” có thường lướt qua tâm trí bạn?

Thậm chí nếu như chúng ta là những yogi thực hành tận tụy, làm việc gì cũng “ổn thỏa”, thì có lẽ vẫn còn suy nghĩ nhỏ nhặt kiểu như “Tôi sẽ hạnh phúc hơn nếu…” xuất hiện trong đầu. Dù cho đó là giảm cân, có một công việc khác, gặp gỡ người mới, hay làm được tư thế yoga mà ta đang rèn luyện, thì có lẽ vẫn còn một, hai điều bạn cho rằng sẽ khiến đời mình hạnh phúc hơn, hay mãn nguyện nhiều hơn. Giờ đây, bạn đang có một khát khao cháy bỏng được phát triển hơn, khai mở tâm trí và bạn thúc đẩy bản thân nhiều hơn để đạt được một mục tiêu tốt đẹp – mục tiêu này chỉ tệ khi ta đặt cảm giác bình an và hạnh phúc hoàn toàn trên nó mà thôi.  

Santosha hay “sự bằng lòng” không có nghĩa là ngồi không biếng nhác và từ bỏ nhu cầu làm việc. Nó đơn thuần mang ý nghĩa chấp nhận và trân trọng những gì ta có, những gì ta đã từng, và tiếp tục tiến lên từ đó.

Santosha hay “sự bằng lòng” không có nghĩa là ngồi không biếng nhác và từ bỏ nhu cầu làm việc. Nó đơn thuần mang ý nghĩa chấp nhận và trân trọng những gì ta có, những gì ta đã là, và tiếp tục tiến lên từ đó.

Rất tốt, vậy nên khái niệm này thoạt đầu nghe không hề đơn giản – nếu đạt được như vậy, tất cả chúng ta sẽ hài lòng với bản thân hơn nhiều thay cho việc tìm kiếm không ngừng thứ này rồi thứ khác, những thứ hứa hẹn sẽ khiến chúng ta “khá hơn”. Thực chất thì đây là một sự thực tập khó khăn; vì bản chất tự nhiên của chúng ta là muốn nhiều hơn, không để bản thân ngừng nghỉ cho đến khi ta được thỏa mãn bởi những thôi thúc nhất thời – và sự bằng lòng thực sự là điều sẽ giúp nhân loại sống sót!

Tuy nhiên, chúng ta cần phải xem xét mục tiêu nào là thực sự quan trọng đối với cuộc đời, với thế giới và với sự an lạc của mình. Được thăng chức, giảm cân, mua xe ô tô, mua nhà hay thậm chí là gặp gỡ ai đó và yêu đương là tất cả những gì chúng ta tìm kiếm bên ngoài bản thân để đạt được hạnh phúc – không sớm thì muộn, những thứ đó (hay chí ít là niềm vui ban đầu mà những thứ đó mang lại) sẽ ra đi. Một khi ta sửa chữa điều gì đó trong đời mình, những thứ khác dường như sẽ tan vỡ. Đó là một vòng xoáy vô tận của trò chơi tung hứng giữa hạnh phúc, nỗi buồn, tình yêu và nỗi sợ. Vậy thì, làm thế nào để thoát khỏi nó và tiến tới với cảm nhận Santosha?

Câu trả lời nằm ở sự không dính mắc hay “Vairagya” và sự trân trọng bản thể chân chính của mỗi chúng ta.

Bản kinh yoga nổi tiếng Bhagavad Gita dạy chúng ta chớ nên nhìn ra ngoài bản thân để kiếm tìm hạnh phúc, mà hãy nhận ra sự bình an và hạnh phúc nằm ở bên trong. Khi chúng ta dựa vào những thứ ở bên ngoài để mang lại tự do, ta chắc chắn còn trói buộc bản thân với sự bất mãn nhiều hơn nữa. Bản ngã của chúng ta trải nghiệm niềm vui, nỗi đau, mất mát, khát khao, tham lam và hạnh phúc, sau cùng thì ta trở nên dính mắc với những kinh nghiệm này bởi nỗ lực xua đuổi chúng đi, hay đeo đuổi chúng – và cả hai phản ứng trên, không thứ nào đưa đến kết thúc có hậu…

Chúng ta phải thay đổi

Bạn có thể quen thuộc với triết lý Patanjali xuyên suốt Kinh yoga, triết lý này dẫn lý thuyết rằng cơ thể và tâm trí là một phần của sự sáng tạo, tự nhiên hay prakrti, và bản thể thực chất của chúng ta nằm ẩn dưới chúng. Nhận biết được điều này, chúng ta có thể tiến gần hơn tới sự chấp nhận rằng vì tự nhiên quanh ta không ngừng thay đổi – thời tiết, bốn mùa, nhiệt độ và vòng đời – thì cơ thể và tâm trí cũng vậy, chúng cũng phải thay đổi. Những gì khiến “chúng ta” ngất ngây trong một khoảnh khắc có thể gây ra đau khổ trong khoảnh khắc tiếp theo (và bằng “chúng ta” tôi muốn nói về cơ thể, tâm trí và bản ngã), thế nhưng con người thực thụ nằm bên trong ta thì không thay đổi, thuần khiết và chân chính, thậm chí còn tuyệt vời hơn tiêu chuẩn tốt đẹp thông thường.

Nếu bạn tìm kiếm hạnh phúc, đừng tìm kiếm xa xôi – nó đã ở bên trong bạn rồi, và có rất nhiều cách để khám phá nó cả trên và ngoài tấm thảm yoga.

Nếu bạn tìm kiếm hạnh phúc, đừng tìm kiếm xa xôi – nó đã ở bên trong bạn rồi, và có rất nhiều cách để khám phá nó cả trên và ngoài tấm thảm yoga.

Santosha trên thảm

Bất cứ ai từng tới một lớp tập yoga sẽ hiểu cảm giác này; bạn đang tự mình luyện tập một tư thế và bạn không thể nào đừng được, phải lén nhìn một vòng phòng tập để xem liệu mình có thực hiện “tốt hơn” ai đó không. Hãy thừa nhận nó đi – chúng ta đều từng như vậy, chí ít là một lần!

Sự thật là, cho dù chúng ta có thể đi bằng tay hay cho dù ta thấy giữ trong tư thế Chó úp mặt nhiều hơn mười hơi thở đã là một thử thách – thì sự thực hành sẽ luôn luôn còn nhiều điều sâu xa hơn, lớn lao hơn nữa để khám phá. Tin tốt là, ta có cả đời để mà luyện tập! Không có thời hạn sau cùng cho việc đạt đến một “cấp độ” nhất định trong rèn luyện thể chất.

Thực vậy, có thể khó mà chấp nhận bản thân như cách chúng ta đang là, nếu như điều đó có nghĩa ta không thể làm những gì mà ta ao ước mình có thể. Nhưng có mặt tại nơi chốn và khoảnh khắc ta đang tồn tại, tiếp tục vững bước từ nơi đó chính là điểm mấu chốt cho sự thực hành chuyển hóa vững bền. Khi ta thúc ép bản thân về mặt thể chất để thực hiện một asana mà ta vẫn chưa sẵn sàng cho nó, cơ thể phản hồi bằng cách co lại, trở nên cứng nhắc và hầu hết sẽ tự bảo vệ nó khỏi tác động lực liên tiếp.  Chúng ta càng hành động từ nỗi sợ, sự dính mắc và gượng ép càng nhiều, thì ta càng đẩy bản thân xa khỏi mục tiêu ta đang cố nhắm tới.

Trong lớp tập yoga kế tiếp của bạn hay khi thực hành ở nhà – hãy tạo một ý định về công nhận bản thân đúng như bạn đang là, bạn đã đạt được những gì và tất cả những gì mà bạn sẽ phải hướng tới. Cơ thể sẽ cảm kích bạn. Khi chúng ta bỏ qua “nhu cầu” trở nên mềm dẻo hơn, khỏe khoắn hơn, trở nên cân bằng hay mạnh mẽ hơn, thì sức manh đó sẽ đến với ta ngay tức thì.

Santosha ngoài thảm

Sự theo đuổi không ngừng nghỉ một cảm xúc, tài sản vật chất hay một người nào đó sẽ có thể trở thành cảm giác kiệt sức sau một thời gian ngắn. Vâng, dĩ nhiên chúng ta sẽ trải nghiệm niềm vui, hay hạnh phúc trong phút chốc khi ta vừa chinh phục được những gì mình muốn,  nhưng cảm giác đó thực sự sẽ kéo dài bao lâu? Một khi ta đã chạm tới điểm bình an tạm thời, ta cuối cùng trở nên rất bám chấp vào cảm giác, và đấu tranh để tìm cách níu giữ, sau tất cả, điều này lại dẫn tới muộn phiền cho đến khi ta tìm thấy mục tiêu tiếp theo khiến mình lại “hạnh phúc”.

Chính trong tự nhiên, tâm trí ta liên tục thay đổi; cảm xúc và các trạng thái tồn tại là hoàn toàn vô thường, ấy thế mà nhiều lần ta tự thấy bản thân cứ rơi vào vòng xoáy âu lo dường như không lối thoát. Những lời hứa ta tự hứa với chính mình, chẳng hạn như “Tôi sẽ trở thành con người tốt hơn một khi tôi đã làm được việc này”, “Tôi sẽ giảm 5 kg, tôi sẽ ổn”, “Tôi sẽ hạnh phúc khi có được công việc đó, mối quan hệ/chiếc xe/số tiền… đó”, tất cả đều khiến chúng ta triệt để coi thường giây phút hiện tại với chính những gì đẹp đẽ và hoàn hảo nhất mà khoảnh khắc này đang có.

Tìm kiếm hạnh phúc bên ngoài bản thân dưới bất kỳ hình thức nào, dù đó là bản chất, con người hay tài sản, sẽ chỉ dẫn tới tìm kiếm nhiều hơn.

Tìm kiếm hạnh phúc bên ngoài bản thân dưới bất kỳ hình thức nào, dù đó là bản chất, con người hay tài sản, sẽ chỉ dẫn tới tìm kiếm nhiều hơn.

Vạn vật quanh ta, trải nghiệm và cảm xúc trong ta đều không ngừng đổi mới vì chúng là một phần của prakrti hay tự nhiên, nhưng bản thể chân như của ta thì hoàn toàn không đổi. Con người thực sự của chúng ta là, và mãi luôn là, điều tốt đẹp toàn diện đủ đầy.

Chúng ta có một thói quen chờ đợi “được là chính mình” cho đến khi ta hoàn thành xong danh sách công việc bất tận những điều sẽ khiến mình trở nên “hoàn mỹ  hơn”. Tốt thôi, sự thật là – bạn sẽ luôn luôn là bạn, và hoặc bạn chẳng thể nào tiếp tục phớt lờ sự tài tình của mình khi mòn mỏi theo đuổi những thứ bạn tưởng mình cần phải trở thành, hoặc  chấp nhận bản thân, yêu nó, và trở thành phiên bản TÔI tốt nhất bạn có thể ngay bây giờ. Một tôi chân thật, nguyên bản, không hối tiếc. Bằng lòng với tất cả những gì mà bạn là, tất cả những gì bạn có, bởi vì không có một ai khác có thể trao cho thế giới những điều mà bạn cần phải trao tặng.

Để tiến gần hơn với tìm kiếm bình an, không thể phủ nhận Santosha là một trong những phương pháp thực hành tối ưu để trở về một cách nhất quán – ta không thể yêu thương, tin tưởng, cho đi hay sống trọn vẹn cho đến khi ta đã có tình yêu đó đầy đủ bên trong chính mình.

Thông điệp quan trọng nhất cần lĩnh hội từ khái niệm này là gì? Hãy đừng chờ đợi hạnh phúc. Bạn có mọi thứ mà bạn cần ngay trong chính mình, vì vậy hãy bước ra từ đó và làm bất cứ điều gì bạn đang chờ đợi để làm khi bạn đã “đủ tốt”, bởi vì bạn vốn đã sẵn như vậy rồi.

Nguồn: Ekhart Yoga

Dịch: YogaVietnam