Các nghiên cứu trong suốt 30 năm qua đã cho thấy việc thực hành yoga và thiền định, cùng với chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh, có thể làm giảm một cách mạnh mẽ tình trạng sờn của các telomere, thành phần của DNA liên quan đến lão hóa.

(Chú thích: Telomere là những đoạn trình tự lặp lại (của DNA) có chiều dài nhất định ở các đầu mút của nhiễm sắc thể (chromosome); có thể đơn giản gọi telomere là đầu mút của nhiễm sắc thể)

Telomere như cái miếng bọc nhựa ở đầu cuối của sợi dây buộc giày giúp cho dây giày không bị sờn rồi trở nên không sử dụng được (hoặc khó mà chui qua lỗ dây giày). Trong thực tế, telomere là “chiếc mũ bảo vệ” phần đầu nhiễm sắc thể. Telomere liên quan đến tuổi thọ sinh học của chúng ta, và khi nó bị sờn đi, hoặc bị ngắn đi, tuổi thọ sẽ bị giảm sút. Telomere bị ngắn đi một cách tự nhiên theo tuổi tác khi các tế bào của chúng ta tự nhân đôi; tuy nhiên, stress, thuốc lá, dinh dưỡng kém và thiếu vận động cho thấy sẽ làm telomere ngắn nhanh hơn. Nghiên cứu được thực hiện bởi nhà khoa học từng được giải Nobel Elizabeth Blackburn chứng minh sau 4-6 tháng thực hành chánh niệm đều đặn, hoạt động của các enzyme có tác động đến chiều dài telomere, gọi là telomerase, tăng 30% và giúp giảm tốc độ suy thoái.

Khả năng tự ảnh hưởng lên DNA của chúng ta là một phần của khoa học gọi là ngoại di truyền. Ngoại di truyền cho rằng hoạt động di truyền của chúng ta không hoàn toàn cố định – gen của chúng ta không hoàn toàn tuân theo số phận – và gen của chúng ta, cũng giống như công tắc on off, được bật lên hay tắt đi phụ thuộc vào môi trường mà chúng ta tiếp xúc hoặc tự phơi bày đến. Ngoại di truyền liên quan chủ yếu đến chế độ dinh dưỡng, và việc bổ sung các thực phẩm giàu methyl (củ cải đường, hành tây, tỏi, các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn) cho thấy có tác động hữu ích đến biểu hiện gen.

Các hoạt động giúp tăng cường hoạt động gene lành mạnh là:

  • Tập luyện
  • Thiền định
  • Thực hành lòng yêu thương vị tha
  • Xây dựng và tham gia cộng đồng
  • Tự biểu lộ

Thông qua việc đặt mình một cách có ý thức vào môi trường lành mạnh, và thực hành thở, yoga hay thiền định thường xuyên, chúng ta sẽ làm tăng phản ứng cơ bản với các tình huống khó khăn. Gen của chúng ta sẽ bắt đầu phản ứng với các hoàn cảnh căng thẳng với tư thế mang tính xây dựng, thay vì phản ứng siêu căng thẳng. Chúng ta không thể loại bỏ stress hoàn toàn khỏi cuộc sống, nhưng chúng ta có thể thay đổi phản ứng cơ bản với chúng, điều này sẽ dẫn đến sức khỏe tâm lý và cảm xúc tuyệt vời.

Một chức năng quan trọng khác của tâm sinh lý là tính khả biến thần kinh, là một quá trình xảy ra bên trong bộ não mỗi khi ta học điều gì đó mới mẻ, cho dù là đọc sách hay thử một tư thế mới trên thảm yoga. Có một câu nói trong lĩnh vực khoa học thần kinh như sau “những dây thần kinh cùng cháy thì sẽ quện với nhau” – mỗi khi chúng ta học điều gì đó mới mẻ, hoặc được giới thiệu ý tưởng mới, sợi trục thần kinh của chúng ta bắn ra các tín hiệu điện tìm kiếm sợi nhánh để kết nối với nhau để não hiểu thông tin mới.

Chúng ta có hơn 100 tỷ tế báo thần kinh trong bộ não, nghĩa là có tiềm năng tạo kết nối nhiều hơn sao trên trời. Khi chúng ta nói rằng ta có sự sáng tạo đầy tiềm năng và vô tận bên trong, có thể thấy rằng bên trong tâm sinh lý của chính chúng ta, đây là một thực tế. Ở trẻ em, khi trẻ trải nghiệm thế giới xung quanh chúng, các noron thần kinh bắt đầu bện vào nhau để phản hồi lại các nhu cầu thuộc tình huống. Rồi khi trẻ biết ngẩng đầu, lật, bò, đi và cuối cùng là nói, các noron tạo kết nối cho phép chúng thực hiện các chức năng cơ bản đó mà không cần phải liên tục nhớ cách thực hiện chúng như thế nào. Chúng ta tạo các kết nối noron khi chúng ta được ôm ấp, được cho ăn, được yêu thương hoặc khi bị bỏ rơi. Mỗi tương tác với môi trường và với con người sẽ để lại dấu ấn trong hệ thần kinh chúng ta.

Rồi khi chúng ta già đi, chúng ta duy trì tình trạng sức khỏe của bộ não bằng cách học ngôn ngữ mới, làm các câu đố ô chữ, đọc nhiều loại sách, học một môn học mới, học nấu ăn hay chơi nhạc cụ, tập thể thao và nói chung là giữ sự năng động. Giấc ngủ cũng là một phần quan trọng của sức khỏe bộ não. Khi chúng ta ngủ, hệ bạch huyết, được kết nối với các tế bào thần kinh đệm, hút hết các mảnh vụn mảng bám trong não do những hoạt động tư duy và não bộ chúng ta có trong ngày. Đó là lý do những giấc ngủ ngon thường xuyên rất có tác dụng làm mới. Khi chúng ta không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ giải phóng chất dẫn truyền thần kinh như cortisol và adrenaline (đây là các hóc môn thông thường được tiết ra khi căng thẳng) mà trong những tình huống cân bằng các chất này được thải từ cơ thể mà không gây ra tình trạng viêm nhiễm quá mức.

Khi chúng ta muốn tạo những thói quen lâu dài cho sức khỏe, sự hạnh phúc, niềm vui và tuổi thọ, tất cả những gì ta cần làm là hỗ trợ các khớp nối thần kinh synap (phần tiếp xúc giữa hai neuron thần kinh trong não, có chức năng chuyển thông tin từ tế bào này sang tế nào khác) giúp cố định các thói quen ấy như một phần của chúng ta. Làm thế nào? Không chỉ đưa ra những chọn lựa hay đặt mục tiêu, mà còn xác định được điều gì thực sự quan trong với cuộc sống và ưu tiên cho những thứ đó, và luôn ý thức nhớ những ưu tiên đó khi đưa ra quyết định.

Nguồn: Goop

Dịch bởi Yogavietnam