Có bao giờ bạn suy ngẫm về cái chết của mình, không theo nghĩa tự vẫn, mà theo một hình thức quán chiếu việc từ bỏ cơ thể vật chất của mình? Quán chiếu cái chết là một sự thực hành tâm linh trong nhiều phương thức truyền thống, trong đó có trong yoga và Phật giáo.  Điều này bị cho là đối nghịch với sự hiểu biết ngày nay về yoga, ở đó yoga lấy cơ thể làm điểm trọng yếu. Ai cũng mong muốn viễn vong là cơ thể chúng ta trường tồn, dù nhưng chúng ta có yêu quý chăm sóc cái cơ thể này đến mấy, sự già nua, tiến trình lão hóa vẫn diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, theo cái cách nhanh có chậm có.  Giai đoạn chuyển tiếp cuối cùng này của một cuộc sống trong cái phương tiện vật chất là không thể tránh khỏi. Chết là chặng cuối cùng, nhưng trước cái chết, toàn bộ tiến trình sống thật sự trở nên vô cùng ý nghĩa ở cái chặng “đang chết”

Cũng giống như mọi sự chuyển đổi to lớn như việc sinh một đứa trẻ, sự chuyển đổi to lớn kế tiếp diễn ra vào cuối đời, có tiềm năng là khởi nguồn cho một sự thực tập tâm linh. Những chuyên gia yoga trị liệu là những người có khả năng hỗ trợ người khác có được sự kiểm soát tâm thức và tìm được sự an lạc với cơ thể đang thay đổi vào lúc cuối đời của họ.

KOSHA, SUTRAS VÀ CUỘC SỐNG TƯƠI ĐẸP

Taittriya Upanishad, một đoạn kinh tiếng Phạn mô tả con người có 5 vỏ bọc/ lớp (kosha), gọi là pancha maya kosha. Hiểu biết được 5 vỏ bọc này giúp con người có được lối sống và những cách thức để dần sáng tỏ tâm thức với mục đích quan sát bản thân chính xác như thật. Chúng ta bắt đầu từ vỏ bọc cơ thể thô (annamaya kosha) được tạo thành từ các yếu tố vật lý và duy trì qua thức ăn và chuyển động, rồi đi dần vào những tầng vi tế hơn như tầng trí tuệ và (jnanamaya kosha) và tầng an lạc (anandamaya kosha). Triết lý yoga mô tả hóa thân là một quá trình phân hoá, tầng an lạc trong vỏ bọc vật chất, và cái chết như là một sự đảo ngược của cùng tiến trình, ngày càng trở nên vi tế hơn cho đến khi dạng vật chất tan rã.

Cách tiếp cận có ý thức đến cái chết và cái chết là một hình thức mạnh mẽ của yoga. Theo các kinh sách yoga của Patanjali, bám víu vào cuộc sống (abhinevesha) là một trong những trở ngại trên con đường yoga, trên hành trình dẫn đến sự hợp nhất với ý thức vũ trụ / hạnh phúc tối thượng. Nhận thức bản thân mình là những sinh linh đa giác (panchamayakosha) có nghĩa là nhận thức được thân thể vật chất (annamaya kosha) như là một phần bản thể của của chính chúng ta, có tính tạm thời, thô, hữu ích cho sadhana (thực hành tâm linh) nhưng lại không phải là bản chất tự nhiên nhất của chúng ta. Cái bản chất tự nhiên nhất chính là hạnh phúc tối thượng (ananda maya kosha) . Có thể chúng ta không biết được sự huyền bí xảy ra sau khi cơ thể chết đi, nhưng những hiểu biết yoga vũ trụ mang đến cho chúng ta một cách sống đích thực.   Nhận thức được tính vô thường của thân thể, loại bỏ một tầng vô minh (avidya) và giải thoát tâm trí khỏi thói quen bám víu vào cơ thể.

Nhìn chăm chú vào mặt trời

Tác giả Irvin D. Yalom mô tả rằng quán chiếu cái chết giống như việc ta nhìn chăm chú thẳng vào mặt trời. Nó ẩn chứa sự nguy hiểm và nỗi sợ hãi.  Ta chỉ có thể nhìn mặt trời chóng vánh với đôi bàn tay che ánh nhìn trực diện. Yalom giải thích rằng những lựa chọn trong cuộc sống chúng ta đươc quyết định từ những nỗi sợ về cái chết cắm rễ trong tiềm thức của chúng ta.

Mô hình sinh lý học của các luân xa có thể chỉ ra rằng nỗi sợ này là cần thiết cho sự tiến hóa của con người trong những ngày đầu, để có thể sinh ra hoặc ít nhất là tồn tại trong hiện thân của mình để được phát triển và bộc lộ tài năng của mình.

Trong thực hành yoga, chúng ta nuôi dưỡng mối quan hệ với mặt trời, ví dụ như thông qua các bài tập chào mặt trời, nhưng nhìn từ gốc nhìn của Yalom, mối quan hệ đó cũng được nuôi dưỡng khi chúng ta dấn mình vào nỗi sợ, cho dù đó là bằng cách tập các asana, hoặc tạo lập mối liên kết với tâm thức chúng ta thông qua thiền định.

Không phải ai cũng cảm thấy lo sợ về cái chết. Đối với một số văn hoá, những trải nghiệm liên quan đến cái chết được xem là bình thường trong cộng đồng nơi đó. Ở Ấn Độ, nhìn thấy xác người được khiêng qua các đường phố, tới các bậc thềm sống rồi được đốt cháy ngay tại đó không hiếm.  Ở những nơi người ta quá coi trọng tuổi trẻ và sức khỏe  thì người già thường lui về ở những nơi ít ai đến thăm viếng. Ngay cả trong trường hợp đột tử, những cái chết chấn thương ở nơi công cộng, cơ thể cũng nhanh chóng được xử lý che phủ rồi mang đi. Ở nơi xảy ra tai nạn chết người, chúng ta nhìn thấy phác thảo phấn phách của người chết, nhưng hiếm khi cơ thể người nằm đó.

Trong yoga, thiền quán về bản thân có thể dẫn chúng ta vượt ra ngoài bản sắc thân vị và bản ngã, với các khái niệm khác về cái tôi “có thể”. Các phương thức thực hành quán chiếu khuyến khích chúng ta quán chính những suy nghĩ của mình, như “Đây có phải là tôi?”

Dòng năng lượng trong cuộc sống và trong cái chết

Ngoại trừ những cái chết do tai nạn hay chuyển biến bệnh tật đột ngột, hầu hết trải nghiệm cái chết diễn ra trong vài tuần, vài tháng hoặc vài năm. Con người dù có duy trì tình trạng sức khỏe thật tốt thì vẫn có khả năng gặp những bệnh mãn tính khi về già, lúc này là lúc chúng ta mất dần prana. Thực ra đây là quãng thời gian chúng ta có thể suy ngẫm và chiêm nghiệm về mọi thứ, mở ra những khả năng vượt ra ngoài những tiếp xúc thông thường với sự việc bên ngoài. Quá trình rút lui các giác quan (mà chúng ta thường dành cho những thú vui tận hưởng thế giới bên ngoài khi đang còn khỏe) là quá trinh quy tập hướng nội   (pratyahara). Và đây là một quá trình tỉnh giác.

Triết lý yoga mô tả dòng chảy năng lượng (Prana) qua các kênh mạch (Nadis), bị chi phối bởi các loại khí hoặc Vayus, có thể được điều khiển với các phương pháp thực hành khác nhau để đạt được mục tiêu tâm linh. Sự kết thúc của cuộc sống là đỉnh cao tự nhiên của Prana, khi prana rời khỏi các kênh mạch và được hướng tới các chức năng tinh tế hơn, cho đến khi cuối cùng năng lượng của từng cá nhân hòa nhập với năng lượng vũ trụ.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường không quan tâm đến tỉnh giác hoặc năng lượng.  Trong một xã hội tư bản, các samskaras (ham muốn, thói quen của tâm thức và cơ thể) được tạo ra, được thể hiện và rồi bị cháy trụi nhanh chóng với sự tiềm kiếm thỏa mãn, sự hài lòng không ngừng nghỉ từ bên ngoài, như là thói quen mua sắm, tiêu dùng của con người. Nhiều người tích nạp prana từ các chất kích thích, các mối quan hệ và các cuộc phiêu lưu thú vị bên ngoài. Người thực hành yoga có khả năng hiểu biết sâu sắc hơn về prana và lập cho mình một lối sống với ít nhu cầu đòi hỏi hơn từ thế giới bên ngoài.

Tuy nhiên, dù việc thực hành như thế nào đi chăng nữa, sự kết thúc của cuộc đời vẫn khiến chúng ta dần từ bỏ những khoái cảm.  Cho dù đó là những thú vui đơn giản như ăn uống, những xúc chạm yêu thương, ánh nắng mặt trời và không khí trong lành, tất cả những gì mang lại khoái cảm đều mất dần vào cuối cuộc đời. Vì vậy, tất cả các cách bạn hướng Prana của bạn ra ngoài, tất cả các karmendriyas (lối thoát cho giác quan) của hệ thống thần kinh chức năng của bạn, sẽ dần đóng lại, cho đến khi chỉ còn lại ý thức từ bên trong. Điều này thật sự đáng sợ.

SATYA (sự thật) và Buông

Có nhiều cách để chúng ta trải nghiệm quá trình đi đến cái chết và một cái chết thật sự. Trải nghiệm thực tế đầu tiên là khi chúng ta có bệnh tình, một vị bác sĩ nào đó sẽ dự báo cho chúng ta thời gian chúng ta còn lại để sống.

Satyam Brown, chuyên gia tư vấn chăm sóc sức khỏe, cho biết hết bệnh nhân họ muốn biết sự thật về tình trạng sức khẻo của họ. Họ tìm kiếm sự thật (Satya) cho mình, để họ có thể dần dần chấp nhận hoàn cảnh của mình, và cũng để chuẩn bị cho người thân của họ. Họ yêu cầu các bác sĩ đừng nói những lời an ủi mà hãy nói cho họ những sự thật họ cần biết. Họ cần sự thật để họ có thể quyết định sáng suốt cuối đời như thực hiện những ủy quyền cuối cùng

Kế tiếp, BUÔNG, khái niệm tâm linh của việc “cứ để vậy”. Buông có rất nhiều hình thức và ít khi được thực hiện một cách sâu sắc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.. Trong thực tế, hầu hết mọi người luôn phấn đấu, nỗ lực để đạt điều họ muốn và không thể buông những thứ bên ngoài.

Trong những năm sống một cuộc sống, chúng ta dành những năm ở tuổi trưởng thành tạo dựng những tiện nghi thoải mái về vật chất, tìm kiếm và truyền lại tri thức, và đối với một số người, vào những năm về hưu, họ mới suy ngẫm về bản chất tự nhiên, bản chất vũ trụ và nơi chúng ta sống thuộc về vụ trụ này. Tuy nhiên, cuộc sống cứ thoáng qua và và tiếp cận cuộc sống của chúng ta rơi vào trạng thái mặc định, trạng thái căng thẳng.

Quan hệ giữa yoga và cái chết

Khi chúng ta có bệnh và sắp chết, chúng ta sẽ cần nhiều người như y tá, bác sĩ, người thân và các cá nhân hỗ trợ khác. Khi chúng ta bắt đầu suy ngẫm về cái chết của chính bạn, chúng ta có thật sự muốn những người xung quanh này không? Dù sao đi nữa thì cái chết là một sự cô lập, tách ly vì thường sẽ có một số những người chung quanh sợ hãi cái chết, sợ đau buồn, và sợ sự chia ly.

Các mối quan hệ thân thiết là niềm an ủi ta có được vào những ngày cuối cùng của cuộc sống. Tuy nhiên, trong khi người sắp chết có thể tìm kiếm sự trấn an từ quan hệ này thì có  những người khác có thể tự bảo vệ bản thân mình khỏi nỗi đau mất mát bằng cách che giấu tâm hồn họ.

Các nhà trị liệu yoga có thể giúp những bệnh nhân này bằng cách xây dựng một mối quan – bệnh nhân nhưng luôn chứa đầy tình thương cho bệnh nhân hoặc người sắp qua đời. Đây là một món quà đáng trân trọng ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời, nhưng đặc biệt có giá trị vào cuối cuộc đời của một con người. Sẽ có một chuyên gia lắng nghe bạn, người không có sự đau buồn gắn kết cá nhân với bạn (điều này không có nghĩa là những nhà trị liệu này không cảm được nỗi đau của bệnh nhân) và không có một mục đích nào khác ngoài phụng sự, giúp đỡ người bệnh sử dụng sức mạnh còn lại của họ để học cách chấp nhận hoàn cảnh của họ. Những nhà trị liệu này sẽ hướng dẫn các phương pháp thiền định, thở, thủ ấn, tụng niệm, tập các tư thế yoga nhẹ nhàng, có thể trên giường…tất cả những cơ hội phát triển sự tỉnh giác của bệnh nhân mà các chuyên gia có thể mang lại. Nhưng trên hết, sự hỗ trợ sâu sắc nhắc chính là sự hiện diện bình yên của các chuyên gia trị liệu.

Vai trò của các chuyên gia điều trị yoga

Đối diện nỗi sợ vì chính mình và cho những người khác

Việc các bệnh nhân sợ chết cũng làm các nhân viên điều trị hoảng và ảnh hưởng đến các trị liệu an thần. Tuy nhiên, hầu hết các thành viên trong gia đình và nhiều bệnh nhân đều muốn bệnh nhận duy trì sự tỉnh giác càng lâu càng tốt. Điều này chỉ làm được nếu họ giữ được bình tĩnh khi đối mặt với cái chết gần kề và tập giảm bớt việc phóng tâm ra bên ngoài. Việc thoái rút giác quan (Pratayhara) sẽ diễn ra một cách tự nhiên, nhưng nếu người đó chưa bao giờ trải nghiệm nội tâm hoặc luôn chủ đích trốn tránh sự tĩnh lặng, sẽ gặp khó khăn cho toàn bộ quá trình này.

Vì vậy, để chuẩn bị cho cái chết của chính chúng ta, chúng ta có thể chọn thực hành tỉnh giác, đi vào nội tâm, sử dụng điểm tập trung (drishtis) khi mắt mở, và thực hành những thiền định ngồi hoặc nằm khi các giác quan bị rút khỏi thế giới bên ngoài. Mỗi tư thế xác chết (Savasana) là một cơ hội để chúng ta chậm rãi đi vào cái chết của chính mình, để chứng kiến ​​những biến động của tâm thức chúng ta khi đối mặt với sự tĩnh lặng, và dần dần, theo thời gian, hãy thực hành sự toại ý (santosha), ngay cả khi đối diện với mất mát và những điều khó khăn, không tránh được trong cuộc sống.

Bạn cần phải đối diện với nỗi sợ về cái chết, tập bình tĩnh và phát triển tình thương đến những ai đang trải qua đau khổ. Tham muốn cứu sống, khắc phục hoặc giúp đỡ người sắp chết để lấy đi sự đau khổ cho họ thực chất là sự bốc đồng. Điều quan trọng chúng ta dành cho người bệnh không chỉ phải sự chăm sóc thể chất thông thường mà là sự chấp nhận ra đi của họ một cách bình an .p nhận. Điều này chỉ có thể được gieo trồng qua sadhana của riêng bạn. Vì vậy, thực hành chết thường xuyên, để bạn có thể sống đầy đủ hơn và chấp nhận các mùa, ashrams và ngừng dòng chảy cá nhân pranic. Để rồi năng lượng vũ tiếp đón tất cả chúng ta.

Yogavietnam dịch

Nguồn_ Surya Health